Biến món ăn “nhà nghèo” thành đặc sản, 8X Mộc Châu thu cả trăm triệu đồng mỗi tháng

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Từ loại nguyên liệu rẻ như cho được trồng rải rác quanh các bản làng xa xôi của Mộc Châu, chị Duyên đã “biến tấu” thành loại bánh đặc sản, sử dụng trong nhà hàng, mỗi ngày bán cả nghìn chiếc.

Là chủ một nhà hàng nổi tiếng nằm trên trục đường quốc lộ 6, ngay trung tâm thị trấn Mộc Châu (Sơn La), chị Đào Hải Duyên (SN1986) cho biết, trước đây, cũng như nhiều nhà hàng khác, chị thường nhập các loại bánh dày, bánh nếp, khoai lang kén, khoai tây chiên, ngô chiên… để làm món khai vị cho thực khách.

Tuy nhiên, khi thấy dân bản cân sắn nếp bán cho xe thu mua với giá rẻ như cho, chỉ từ 1-2 nghìn đồng/kg, chị liền nghĩ ngay đến việc tự tay làm bánh sắn để phục vụ tại nhà hàng của mình với mục đích tạo điểm nhấn đặc trưng riêng từ nguyên liệu sắn nếp, sắn ta thuần cổ sẵn có tại địa phương.

Nguyên liệu làm nên bánh sắn sữa tươi Mộc Châu 100% là sắn nếp tươi giống cũ.

Nguyên liệu làm nên bánh sắn sữa tươi Mộc Châu 100% là sắn nếp tươi giống cũ.

“Sắn xưa kia ngoài làm thức ăn cho vật nuôi trong nhà thì còn dùng để “ăn độn cơm” những ngày nghèo khó. Từ sắn luộc, hấp đến bánh sắn, làm đủ món miễn sao no bụng.

Bánh sắn khi ấy đơn giản chỉ là sắn tươi luộc chín, kết hợp với đường hoặc muối. Mặc dù ngon nhưng với suy nghĩ phải cải tiến sản phẩm, để nâng tầm chất lượng hơn nữa, phù hợp với khách hàng của mình, nên tôi bắt tay vào nghiên cứu công thức riêng và làm thử rất nhiều lần cho đến khi được sản phẩm như bây giờ”, chị Duyên kể.

Sắn tươi sau khi bỏ vỏ, rửa sạch sẽ được mang ngâm với sữa tươi và lá nếp để khử nhựa độc và mùi hăng đặc trưng.

Sắn tươi sau khi bỏ vỏ, rửa sạch sẽ được mang ngâm với sữa tươi và lá nếp để khử nhựa độc và mùi hăng đặc trưng.

Từ loại lương thực từng được ăn những ngày nghèo khó trước đây, chị Duyên bắt đầu làm thử theo kinh nghiệm của mình. Sau nhiều lần làm đi làm lại, nhờ người thân, bạn bè nếm thử, những chiếc bánh sắn sữa tươi Mộc Châu ra đời.

“Trong khâu sơ chế củ sắn, sau khi bỏ vỏ, rửa sạch, sắn được ngâm với sữa tươi kết hợp với lá nếp để khử nhựa độc và mùi hăng đặc trưng. Ngoài ra, khi hấp sắn, mình cũng sử dụng một lượng sữa tươi Mộc Châu nhất định để tạo mùi thơm, độ ngậy. Điều kỳ diệu là sắn nếp kết hợp với sữa tươi lại cực kỳ hòa hợp, cho ra những miếng sắn bở tung, thơm lừng”, chị Duyên cho hay.

Sự kết hợp giữa sắn nếp ta, sữa tươi, lá dứa và dừa tươi tạo nên món bánh sắn đặc biệt ngon.

Sự kết hợp giữa sắn nếp ta, sữa tươi, lá dứa và dừa tươi tạo nên món bánh sắn đặc biệt ngon.

Sắn nếp được mang hấp hoặc đồ chín với sữa tươi, nước cốt dừa và dừa bào sợi sẽ được kết hợp với sữa tươi Mộc Châu rồi nhào nặn thủ công hoàn toàn bằng tay, không sử dụng bất kỳ loại máy móc nào.

Vì vậy, khi bẻ đôi hoặc thưởng thức miếng bánh sắn có mùi thơm của sữa tươi, béo ngậy của dừa, cảm nhận cắn được những miếng sắn tươi bở tơi rất thú vị và hấp dẫn.

Bánh sắn sữa tươi thành phẩm.

Bánh sắn sữa tươi thành phẩm.

Món bánh sắn sữa tươi Mộc Châu được mọi người đón nhận, du khách yêu thích. Ngoài sử dụng tại chỗ, chị Duyên còn nhận được hàng loạt đơn đặt hàng mang về làm quà biếu hoặc sử dụng làm món khai vị ở các nhà hàng vùng xuôi khác.

Theo chị Duyên, bánh sắn sữa tươi đã được làm chín hoàn toàn, có thể bảo quản trong ngăn đông của tủ lạnh từ 1-3 tháng. Khi ăn, mang ra chiên hoặc nướng bằng nồi chiên không dầu, lò vi sóng.

Bánh sắn chiên có vị bở, bùi của sắn nếp, thơm ngậy của sữa tươi và dừa

Bánh sắn chiên có vị bở, bùi của sắn nếp, thơm ngậy của sữa tươi và dừa

Nếu chiên thì để dầu nóng già rồi thả bánh vào, lật qua lật lại khi thấy bánh se vàng thì bật lửa to lên để bánh giòn, có thể nổi được, tách hết dầu thì vớt ra.

Nướng bằng nồi chiên không dầu, hoặc lò vi sóng thì cần xịt một ít dầu ăn lên bề mặt ngoài của bánh, để nhiệt độ từ 150-180 độ, nướng trong vòng 5-7 phút.

Mỗi ngày, chị Duyên cung cấp ra thị trường cả nghìn chiếc bánh sắn.

Mỗi ngày, chị Duyên cung cấp ra thị trường cả nghìn chiếc bánh sắn.

Sắn nếp được hưởng sương gió của vùng đất cao nguyên Mộc Châu nên rất thơm và bở tơi, bột trắng, kết hợp với dòng sữa tươi thơm mát tạo nên chiếc bánh sắn vừa quen vừa lạ, ăn một lần nhớ mãi.

Bánh sắn tiêu thụ tốt đồng nghĩa với việc sắn tươi của bà con dân bản được bán với giá cao. Mỗi ngày bán ra thị trường gần trên dưới 1.000 chiếc bánh sắn, mỗi tháng chị Duyên thu mua từ 1-3 tấn sắn tươi giúp bà con các bản tại Mộc Châu và Vân Hồ.

Bánh sắn sữa tươi Mộc Châu có giá bán lẻ là 50 nghìn đồng/hộp 12 chiếc được đóng hộp sang trọng phục vụ khách nhà hàng.

Bánh sắn sữa tươi Mộc Châu có giá bán lẻ là 50 nghìn đồng/hộp 12 chiếc được đóng hộp sang trọng phục vụ khách nhà hàng.

“Bà con cân cho xe tải để họ làm thức ăn gia súc chỉ 1-2 nghìn đồng/kg nhưng tôi mua cho bà con với giá rẻ nhất cũng 6-7 nghìn đồng/kg, có thời điểm thu mua ở xa, cộng tiền cước xe vào nữa thì phải 12-15 nghìn đồng/kg”, chị Duyên cho hay.

Mỗi hộp bánh sắn được chị Duyên bán lẻ với giá 45-50 nghìn đồng sẽ gồm 12 chiếc bánh. Trung bình, mỗi ngày chị làm khoảng 80-100 hộp với sự hỗ trợ của 5-6 nhân viên nhà hàng.

Mỗi ngày, chị Duyên phải huy động 4-5 nhân viên nhà hàng cùng làm bánh sắn để trả đơn cho khách.

Mỗi ngày, chị Duyên phải huy động 4-5 nhân viên nhà hàng cùng làm bánh sắn để trả đơn cho khách.

Từ món bánh “nhà nghèo” được biến tấu thành đặc sản bánh sắn sữa tươi Mộc Châu, mỗi tháng nhà hàng chị Duyên có tổng doanh thu trên 100 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí nhân công lợi nhuận mang về đạt khoảng từ 10-20%.

“Hy vọng, trong tương lai món bánh truyền thống được làm mới mẻ trở lại này sẽ tiếp tục vươn xa, xuất hiện ở nhiều vùng miền, nhiều sự kiện nông sản, từ đó góp phần giúp củ sắn bà con Mộc Châu đang trồng có giá trị hơn, nâng tầm sản phẩm hơn”, chị Duyên bày tỏ.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại hải sản “nhà giàu”, ngon hơn tôm hùm có giá rẻ bất ngờ

Phía sau lớp vỏ dày và cứng là phần thịt màu trắng cực kỳ mềm, ngậy, ngọt thanh, béo nhưng không ngán nên nhiều người đánh giá ngon hơn cả tôm hùm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN