Bí mật về giống “khuyển vương” thiện chiến của vua Lê, giờ có tiền cũng không mua nổi

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Chó Lài là một trong “tứ đại quốc khuyển” của Việt Nam có nguồn gốc hàng trăm năm. Hiện nay, giống chó này được thuần chủng rất quý hiếm và đắt đỏ, không phải ai có tiền cũng có thể sở hữu được.

Vài năm trở lại đây, các giống chó thuần chủng của Việt Nam lên ngôi trở thành một trong những thú chơi đắt đỏ và quý hiếm không kém gì các dòng chó nhập ngoại. Nhiều “tay chơi” trong giới chấp nhận chi trả số tiền khủng để sở hữu một chú chó bản địa, những thương vụ chuyển nhượng đình đảm phải kể đến như màn giao dịch chú chó Phú Quốc tên Cọp của chị Lê Thị Hà (Hà Nội) với giá trị hơn 300 triệu đồng.

Cùng với chó Phú Quốc, chó Bắc Hà, chó H’mong cộc đuôi, giống chó Lài sông Mã cũng được giới sành chơi đánh giá cao và không ngừng tìm kiếm những loài thuần chủng còn sót lại ở thời điểm hiện tại.

Cuộc trò chuyện với anh Trần Anh Tuấn (Tuấn Lài), người đã dành nhiều tâm huyết nguyên cứu về giống chó Lài đồng thời đang sở hữu 7 chú chó Lài tại trang trại nhỏ ở huyện Thạch Thành, Thanh Hóa sẽ vén màn nhiều sự thật thú vị về loài “khuyển vương” đặc biệt này.

Anh Trần Anh Tuấn (35 tuổi, Thanh Hóa) là một trong số ít những người theo đuổi đam mê đặc biệt với giống chó Lài sông Mã, hiện anh đang sở hữu trang trại chó gồm 7 chú chó Lài và vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều chú chó Lài ưu Việt khác. (Ảnh: NVCC)

Anh Trần Anh Tuấn (35 tuổi, Thanh Hóa) là một trong số ít những người theo đuổi đam mê đặc biệt với giống chó Lài sông Mã, hiện anh đang sở hữu trang trại chó gồm 7 chú chó Lài và vẫn tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều chú chó Lài ưu Việt khác. (Ảnh: NVCC)

Theo anh Tuấn, anh đã từng nuôi 3 dòng khuyển vương còn lại nhưng sau cùng anh quyết định bỏ hết để toàn tâm, toàn ý nuôi giống chó Lài sông Mã. Anh lựa chọn loài này vì bản tính thuần Việt và lịch sử hào hùng gắn liền với lịch sử phát triển của chó Lài.

Chó Lài Sông Mã là dòng chó săn cổ bản địa của Việt Nam có nguồn gốc thuần Việt từ hàng trăm năm qua. Chó Lài có môi trường sống ở vùng cao trong một vài địa bàn hẹp ở vùng đất Lam Sơn (Thanh Hóa), dọc theo thượng nguồn sông Mã và một số bản làng xa xôi hẻo lánh vùng biên giới miền Bắc.

Theo nhiều nguồn tin ghi lại, chó Lài thường có tên gọi khác là Dingo Đông Dương, tuy nhiên hai giống chó này khác nhau ở vị trí phân bố, Dingo Đông Dương thường sống nhiều ở vùng hạ lưu sông Mã.

Chó Lài là một trong 4 loài khuyên vương của Việt Nam có lịch sử cách đây hàng trăm năm.

Chó Lài là một trong 4 loài khuyên vương của Việt Nam có lịch sử cách đây hàng trăm năm.

Chó Lài có đặc điểm như một chiến binh thực thụ, không hổ danh là giống chó săn lẫy lừng của Việt Nam. Ngoại hình đặc biệt với khuôn mặt tam giác dài về phía mũi, tai lưỡi mác 2 bên hộp sọ. Tai chó Lài được ví như một chiếc radar (khác dingo Đông Dương vỏ sò nằm cố định trên đỉnh sọ) tạo khuôn mặt thanh tú.

Đỉnh sọ hình nón cao kiểu chó sói. Mắt xếch, viền mắt sẫm màu, màu mắt chủ yếu đỏ và hổ phách, không có màu xanh kiểu chó Tây. Mõm trên dài hơn mõm dưới, hàm cắt kéo. Trọng lượng chó cái khoảng 18kg, chó đực khoảng 26kg. Chiều cao trung bình khoảng 60cm, dài 1,2 – 1,4m tính từ mõm đến đuôi.

Trọng lượng trung bình khoảng 18kg với nhiều cấu tạo trên cơ thể hình thành đặc tính săn mồi quyết liệt cho giống chó Lài.

Trọng lượng trung bình khoảng 18kg với nhiều cấu tạo trên cơ thể hình thành đặc tính săn mồi quyết liệt cho giống chó Lài.

Bờm lưng và lông mình phía ngoài của dòng chó Lài khá thô cứng, bộ phận này có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống chịu được thời tiết sương gió, lớp trong mềm mại để giữ ấm cho cơ thể. Mùa đông lông dài, mùa hè lông sát. Đuôi chó Lài có hình bông lau đồng thời cũng là bánh lái. Ngực nhìn góc nghiêng khá rộng, góc trực diện hình chữ V úp giúp di chuyển luồn lách ở địa hình núi ưu Việt.

Bàn chân tròn, có màng chân, bàn chân trước xoay linh hoạt như cổ tay người, đặc tính này cho phép chó Lài có thể rượt đuổi theo hình zíc-zắc hoặc quay đầu đuổi theo con mồi ngoạn mục và bơi lội cực giỏi.

Trong Đại Việt thông sử (hay còn gọi là Lê triều thông sử) của tác giả Lê Quý Đôn có nêu rõ: đầu thế kỷ 14, dòng chó bản địa này được vua Lê Lợi nuôi chọn lọc giống để tạo ra một đàn chó săn phục vụ trong quân đội và hỗ trợ con người việc đi săn.

Bí mật về giống “khuyển vương” thiện chiến của vua Lê, giờ có tiền cũng không mua nổi - 4

Đặc điểm ngoại hình xứng đáng là một chiến binh thực thụ với khả năng săn mối vượt bậc.

Đặc điểm ngoại hình xứng đáng là một chiến binh thực thụ với khả năng săn mối vượt bậc.

“Năm 1409, đàn chó được vua Lê Lợi giao cho người con nuôi của mình là Nguyễn Xí (Lê Xí) khi đó mới 9 tuổi chăm nuôi huấn luyện, Nguyễn Xí dùng chuông làm hiệu lệnh, đàn chó ăn ngủ, tiến lùi răm rắp, trăm con như một…” – Trích Đại Việt thổng sử.

Chính sử không ghi chép cụ thể nhưng nhiều giai thoại đã nhắc tới sự đóng góp của “đội quân” đặc biệt này. Khi quân Lam Sơn 3 lần bị vây hãm tuyệt lương trên núi Chí Linh (nay là núi Pù Rinh, xã Giao An, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa), tướng Nguyễn Xí đã điều khiến đàn chó đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn cho nghĩa quân.

Có thời điểm đội khuyển binh này có số lượng lên tới 500 con, trở thành một đội quân thiện chiến thần kì, góp công lớn vào việc chiến thắng giặc Minh trong lịch sử. Cũng từ đó, những chú chó Lài được đem lên các vùng biên cùng quân lính canh giữ biên cương. Bởi vậy, hậu duệ của chúng ngày nay được phát hiện chủ yếu ở biên giới phía Bắc và căn cứ Lam Sơn xưa.

Chó Lài có lịch sử hào hùng, là một loài khuyển binh đóng công lớn giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh.

Chó Lài có lịch sử hào hùng, là một loài khuyển binh đóng công lớn giúp vua Lê đánh đuổi giặc Minh.

Với lịch sử hào hùng, được tôi luyện trong môi trường chiến tranh, giống chó Lài sở hữu những ưu điểm vượt trội của một chú chó săn thực thụ. Ngày nay, nhiều người trong giới sành chơi vẫn luôn khao khát được sở hữu loài khuyển vương đặc biệt này, tuy nhiên theo anh Tuấn, chó Lài thuần chủng ưu Việt hiện được xếp vào dạng cực hiếm.

“Giống chó Lài là một trong “tứ đại quốc khuyển” của Việt Nam. Hiện nay giống chó thuần chủng rất hiếm và quý giá. Chúng có tập tính sinh sản giống sói một năm thường chỉ đẻ một lứa, mỗi lứa lại đẻ rất ít con (1 - 4 con) chưa kể sàng lọc những cá thể ưu tú. Bản thân tôi để sở hữu được những chú chó Lài hiện tại cũng mất rất nhiều thời gian tìm kiếm khắp nơi và thương thảo với chủ cũ.” – Anh Trần Anh Tuấn chia sẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Nuôi gà theo cách không giống ai, bán giá cao “ngất” vẫn cháy hàng

Với cách nuôi không giống ai, những con gà trong trang trại của chị Thoan luôn bán được giá cao và rất đắt hàng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN