Muốn thi đỗ lý thuyết giấy phép lái xe máy, thí sinh cần lưu ý 60 câu hỏi điểm liệt nào? (P2)
Phần lớn các câu hỏi trắc nghiệm kiến thức về các hành vi bị cấm theo Luật Giao thông đường bộ và các kĩ năng xử lý trên đường đi đòi hỏi các thí sinh phải nắm chắc.
Bộ đề 600 câu hỏi mới sẽ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam áp dụng cho sát hạch lý thuyết để cấp giấy phép lái xe kể từ ngày 1/6/2020.
Chỉ cần sai 1 câu điểm liệt là toàn bộ bài thi lý thuyết sẽ bị đánh trượt.
Với bộ đề này có 60 câu hỏi điểm liệt cần lưu ý. Nếu đề thi có 30 câu, học viên làm đúng tới 29 câu nhưng chỉ sai 1 câu trong danh sách 60 câu hỏi điểm liệt thì coi như bị trượt phần thi lý thuyết.
Tiếp nối phần đăng lần trước, lần này chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc các câu hỏi điểm liệt từ số 16 đến câu số 30, cụ thể như sau:
TT | Câu hỏi | Đáp án đúng |
16. |
Việc sản xuất, mua bán, sử dụng biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào trong Luật Giao thông đường bộ? A. Được phép sản xuất, sử dụng khi bị mất biển số B. Được phép mua bán, sử dụng khi bị mất biển số C. Nghiêm cấm sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép |
C |
17. |
Người lái xe không được vượt xe khác khi gặp trường hợp nào ghi ở dưới đây? A. Trên cầu hẹp có một làn xe. Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ B. Trên cầu có từ 02 làn xe trở lên; nơi đường bộ giao nhau không cùng mức với đường sắt; xe được quyền ưu tiên đang đi phía trước nhưng không phát tín hiệu ưu tiên C. Trên đường có 2 làn đường được phân chia làn bằng vạch kẻ nét đứt |
A |
18. |
Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không? A. Được phép B. Không được phép C. Tùy từng trường hợp |
B |
19. |
Người lái xe không được quay đầu xe trong các trường hợp nào dưới đây? A. Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt B. Ở phía trước hoặc phía sau của phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên đường quốc lộ, tại nơi đường bộ giao nhau không cùng mức với đường sắt C. Cả ý 1 và ý 2 |
A |
20. |
Người điều khiển phương tiện giao thông trên đường phố có được dừng xe, đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước hay không? A. Được dừng xe, đỗ xe trong trường hợp cần thiết B. Không được dừng xe, đỗ xe C. Được dừng xe, không được đỗ xe |
B |
21. |
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo hoặc đẩy các phương tiện khác khi tham gia giao thông không? A. Được phép B. Nếu phương tiện được kéo, đẩy có khối lượng nhỏ hơn phương tiện của mình C. Tuỳ trường hợp D. Không được phép |
D |
22. |
Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép hay không? A. Được phép B. Tuỳ trường hợp C. Không được phép |
C |
23. |
Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi nào không được phép? A. Buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy B. Buông một tay; sử dụng xe để chở người hoặc hàng hoá; để chân chạm xuống đất khi khởi hành C. Đội mũ bảo hiểm; chạy xe đúng tốc độ quy định và chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ D. Chở người ngồi sau dưới 16 tuổi |
A |
24. |
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không? A. Được mang, vác tuỳ trường hợp cụ thể B. Không được mang, vác C. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn D. Được mang vác tùy theo sức khỏe của bản thân |
B |
25. |
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác không? A. Được phép B. Được bám trong trường hợp phương tiện của mình bị hỏng C. Được kéo, đẩy trong trường hợp phương tiện khác bị hỏng D. Không được phép |
D |
26. |
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được sử dụng ô khi trời mưa hay không? A. Được sử dụng B. Chỉ người ngồi sau được sử dụng C. Không được sử dụng D. Được sử dụng nếu không có áo mưa |
C |
27. |
Khi đang lên dốc người ngồi trên xe mô tô có được phép kéo theo người đang điều khiển xe đạp hay không? A. Chỉ được phép nếu cả hai đội mũ bảo hiểm B. Không được phép C. Chỉ được phép thực hiện trên đường thật vắng D. Chỉ được phép khi người đi xe đạp đã quá mệt |
B |
28. |
Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không? A. Chỉ được kéo nếu đã nhìn thấy trạm xăng B. Chỉ được thực hiện trên đường vắng phương tiện cùng tham gia giao thông C. Không được phép |
C |
29. |
Hành vi vận chuyển đồ vật cồng kềnh bằng xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được phép hay không? A. Không được vận chuyển B. Chỉ được vận chuyển khi đã chằng buộc cẩn thận C. Chỉ được vận chuyển vật cồng kềnh trên xe máy nếu khoảng cách về nhà ngắn hơn 2 km |
A |
30. |
Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào? A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông C. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ D. Theo quyết định của người tham gia giao thông nhưng phải bảo đảm an toàn |
A |
*Phần sau đăng tiếp.
Dù trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi khác nhưng chỉ cần sai một trong số 60 câu hỏi điểm liệt này thì người tham gia...
Nguồn: [Link nguồn]