Các lỗi vi phạm liên quan đến sử dụng đèn xe của người tham gia giao thông

Bộ Giao thông Vận tải mới đề xuất xe máy phải bật đèn chiếu sáng suốt ngày khi tham gia giao thông tạo ra những tranh luận trái chiều. Hiện tại theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100 cũng đã đưa ra rất nhiều mức xử phạt liên quan đến các lỗi sử dụng đèn xe của người tham gia giao thông.

Đèn xe bao gồm cả đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu là những thiết kế cần thiết để một chiếc xe máy, ôtô có thể tham gia lưu thông hợp pháp trên đường đi. Lí do vì đây là những trang bị đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Lái xe nhờ có đèn sẽ quan sát rõ ràng và ra tín hiệu tốt hơn, trong khi người đi đường có thể dễ dàng nhận diện các phương tiện khác. Chính vì thế mà đèn xe có vai trò rất quan trọng đối với việc góp phần vào xây dựng một môi trường đi lại an toàn hơn.

Bật đèn xe máy trong suốt thời gian lưu thông, kể cả trời sáng liệu có cần thiết?

Bật đèn xe máy trong suốt thời gian lưu thông, kể cả trời sáng liệu có cần thiết?

Mới đây Bộ Giao thông Vận tải có đề xuất yêu cầu tất cả xe máy lưu thông trên đường phải bật đèn chiếu sáng trong suốt quá trình đi lại. Ý kiến này được giải thích nhằm tăng cường an toàn cho người đi đường. Song cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng nếu yêu cầu bật đèn chiếu sáng mà không căn cứ vào khung giờ sẽ khiến lãng phí nhiên liệu, tăng khả năng ô nhiễm môi trường và không cần thiết khi di chuyển trong thời tiết nhiều ánh sáng.

Tuy nhiên đấy mới chỉ là đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải. Hiện tại theo Nghị định 100/2019 cũng đã đưa ra nhiều quy định chi tiết về các lỗi vi phạm liên quan đến việc sử dụng đèn xe của cả lái xe máy và ô tô.

Trong khung giờ từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau lái xe bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng.

Trong khung giờ từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau lái xe bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng.

Trong đó, Nghị định 100/2019 bắt buộc người điều khiển xe máy, ô tô và các loại phương tiện tương tự phải bật đèn chiếu sáng từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, hoặc trong điều kiện thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Nếu không tuân thủ quy định này, lái xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Còn lái xe máy sẽ bị sử phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.

Khi chạy xe trong khu đô thị, khu đông dân cư thì người điều khiển phương tiện không được sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau. Lái xe cũng không được sử dụng đèn chiếu xa khi đi ngược chiều. Vi phạm một trong hai lỗi này, lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Còn lái xe máy sẽ bị xử phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.

Khi chạy trong hầm đường bộ lái xe bắt buộc phải sử dụng đèn chiếu sáng gần. Vi phạm lỗi này lái xe ô tô sẽ bị phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Trong khi vi phạm lỗi này lái xe máy sẽ bị phạt từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng.

Khu đô thị, dân cư đông đúc, đi ngược chiều và chạy trong hầm đường bộ, lái xe không được bật đèn chiếu xa.

Khu đô thị, dân cư đông đúc, đi ngược chiều và chạy trong hầm đường bộ, lái xe không được bật đèn chiếu xa.

Ngoài ra, quy định hiện hành cũng phạt nghiêm khắc với các vi phạm liên quan đến sử dụng đèn xi nhan trên xe. Người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước, bị phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng khi chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức.

Người lái xe máy sẽ bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng khi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước. Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng nếu lái xe máy chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức.

Để giúp bạn đọc có thể theo dõi dễ dàng hơn các quy định của Nghị định 100/2019 về xử phạt với các lỗi vi phạm liên quan đến đèn xe, chúng tôi tổng hợp thành bảng chi tiết như sau:

TT Lỗi Mức phạt với ô tô Mức phạt với xe máy
1 Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. 800.000 - 01 triệu đồng 100.000 - 200.000 đồng
2 Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần 800.000 - 01 triệu đồng 400.000 - 600.000 đồng
3 Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều 800.000 - 01 triệu đồng 100.000 - 200.000 đồng
4 Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng 300.000 - 400.000 đồng 100.000 - 200.000 đồng
5 Điều khiển xe có đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu nhưng không đúng tiêu chuẩn thiết kế 300.000 - 400.000 đồng 100.000 - 200.000 đồng
6

Điều khiển xe máy lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe

Điều khiển xe ô tô lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe

800.000 - 01 triệu đồng; Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng 100.000 - 200.000 đồng
7 Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ 800.000 - 01 triệu đồng 100.000 - 200.000 đồng
8 Không bật đèn xi nhan khi rẽ 800.000 - 01 triệu đồng 400.000 - 600.000 đồng
9 Không bật đèn xi nhan khi chuyển làn đường 400.000 - 600.000 đồng 100.000 - 200.000 đồng
10 Không bật đèn xi nhan khi chuyển làn đường trên cao tốc 03-05 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01-03 tháng Không có lỗi này

Nguồn: [Link nguồn]

Từ năm 2020, xe máy vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 1 triệu đồng

Không chỉ hành vi vượt đèn đỏ mà vượt đèn vàng cũng có thể bị xử phạt tương tự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Biên ([Tên nguồn])
Kinh nghiệm lái xe máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN