Xét xử ông Nguyễn Văn Hiến: Quân chủng Hải quân lên tiếng

Sự kiện: Thời sự

Quân chủng Hải quân được xác định là bị hại trong vụ án do cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến cùng các đồng phạm thực hiện.

Ngày 19-5, trong phiên xử cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến cùng các đồng phạm, đại diện Quân chủng Hải quân được tòa triệu tập với tư cách là bị hại.

Trước tòa, đại diện Quân chủng Hải quân cho hay thời điểm xảy ra vụ án, ông Hiến là Tư lệnh, chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của quân chủng, trong đó có quản lý, sử dụng đất quốc phòng đảm bảo đúng mục đích, quy định. 

Về việc đưa ba khu đất trên đường Tôn Đức Thắng sang làm kinh tế, vị đại diện cho hay đây là chủ trương do Thường vụ Đảng ủy Quân chủng quyết định, Tư lệnh Nguyễn Văn Hiến ký văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng và được chấp nhận. 

Bị cáo Nguyễn Văn Hiến tại tòa. Ảnh: BTP

Bị cáo Nguyễn Văn Hiến tại tòa. Ảnh: BTP

Đại diện Quân chủng Hải quân cũng xác nhận thiệt hại của đơn vị là bị mất quyền quản lý, sử dụng ba khu đất nêu trên (cáo trạng xác định thất thoát hơn 939 tỉ đồng – PV).

Riêng tại khu đất số 7-9, quân chủng bị các bị cáo Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt và Vũ Thị Hoan lừa đảo chiếm đoạt giá trị quyền sử dụng đất, đem đi thế chấp ngân hàng, đến nay chưa giải chấp. Nếu vụ việc không được phát hiện kịp thời, khu đất có nguy cơ bị phát mại. 

Tòa hỏi đại diện Quân chủng Hải quân rằng đơn vị đã bị các bị cáo lừa như thế nào?

Vị này cho biết Hệ cùng các nhân viên đã gian dối trong việc lập tờ trình gửi Bộ Tư lệnh Hải Quân phản ánh năng lực tài chính, nguồn nhân lực và các dự án mà Công ty Yên Khánh đã, đang thực hiện. 

Toàn cảnh phiên tòa. Ảnh: A.LÚY

Toàn cảnh phiên tòa. Ảnh: A.LÚY

Chính vì tin tưởng, quân chủng đã không thẩm tra năng lực tài chính, kinh doanh, nguồn nhân lực của Công ty Yên Khánh, từ đó chấp thuận về liên doanh với công ty này. 

Theo lời vị đại diện, phải đến khi làm việc với CQĐT, quân chủng mới biết tại thời điểm năm 2006, Công ty Yên Khánh mới thành lập được bảy tháng, không có vốn, không có cơ cấu, nguồn nhân lực. Đặc biệt, Vũ Thị Hoan là giám đốc công ty nhưng chỉ là một sinh viên đang học năm nhất.

Sau khi ký được hợp đồng liên doanh, các đối tượng đã làm thủ tục chuyển Giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất số 7-9 sang cho Công ty Yên Khánh Hải Thành và thế chấp tại ngân hàng. Đến nay, công ty này không có khả năng trả nợ.

Được hỏi về quan điểm xử lý đối với ba khu đất và số tiền hơn 939 tỉ đồng, đại diện Quân chủng Hải quân đề nghị tòa buộc các bị cáo và công ty liên doanh trả lại quyền sử dụng đất cho quân chủng, buộc Công ty Hải Thành nộp trả hơn 939 tỉ đồng về cho quân chủng quản lý, sử dụng.

Đối với hai khu đất số 2 và số 9-11, theo đại diện quân chủng, việc các bị cáo là cựu cán bộ Quân chủng Hải quân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất là không đúng quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

Tuy nhiên, hiện các đối tác đã đầu tư số tiền rất lớn vào những dự án nói trên nhưng chưa thu hồi được vốn. Do vậy, Quân chủng Hải quân đề nghị tòa xử lý theo quy định của pháp luật, quân chủng sẽ đề nghị các cấp thẩm quyền có cơ chế phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Nguồn: [Link nguồn]

Xét xử nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Cậu cháu Út ”trọc” đổ lỗi cho nhau

Tại phiên toà sáng 19-5, Vũ Thị Hoan nguyên giám đốc Công ty Yên Khánh, cùng thuộc cấp khai mọi điều hành Yên Khánh đều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuyến Phan ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN