WHO chính thức thử nghiệm thuốc điều trị bệnh Covid-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Thử nghiệm so sánh sự an toàn và hiệu quả của bốn loại thuốc riêng biệt hoặc phối hợp các loại thuốc với nhau.

Theo thông tin do Sở Y tế TP.HCM dẫn lại từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), WHO đã chính thức thông báo bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị virus SARS-CoV-2 cho những bệnh nhân Covid-19 đầu tiên ở Na Uy và Tây Ban Nha. Điều này mở ra một hi vọng mới trong việc làm tăng khả năng cứu sống người bị nhiễm Covid-19 khi mà thời gian chờ có vắc-xin có thể còn kéo dài từ 12- 18 tháng nữa.

Theo đó, trong cuộc họp ngắn giữa WHO với 50 Bộ trưởng Bộ Y tế của các nước từ khắp nơi trên thế giới, những vấn đề nóng đã được nhấn mạnh bao gồm: Tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và cách ly các trường hợp nghi ngờ; truy tìm, theo dõi và kiểm tra dịch tễ những người tiếp xúc; sự cần thiết phải tối ưu hóa phác đồ điều trị; và xây dựng niềm tin và thu hút cộng đồng tham gia vào cuộc chiến ứng phó với dịch bệnh.

WHO bắt đầu thử nghiệm trên bệnh nhân nhiễm Covid-19 các thuốc ức chế virus SARS-CoV-2.

WHO bắt đầu thử nghiệm trên bệnh nhân nhiễm Covid-19 các thuốc ức chế virus SARS-CoV-2.

Theo WHO, để có một vắc-xin dùng cho phòng ngừa nhiễm SARS-CoV-2 đòi hỏi thời gian ít nhất 12-18 tháng nữa. Trong khi đó, có một nhu cầu cấp thiết về thuốc đặc trị cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19.

Một tín hiệu lạc quan khi WHO thông báo chính thức bắt đầu thử nghiệm các thuốc điều trị trên những bệnh nhân đầu tiên tại Na Uy và Tây Ban Nha (Solidarity Trial). Thử nghiệm này sẽ so sánh sự an toàn và hiệu quả của bốn loại thuốc riêng biệt hoặc phối hợp các loại thuốc với nhau chống lại Covid-19.

Bốn loại thuốc được chính thức thử nghiệm ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 bao gồm: Remdesivir là một loại thuốc ức chế enzyme cần thiết cho virus sao chép bộ gen của nó; Cloroquine hoặc hydroxychloroquine là thuốc chống sốt rét cho thấy hứa hẹn sớm trong một vài thử nghiệm nhỏ trước đó; Ritonavir và Lopinavir là thuốc ức chế HIV; Ritonavir, Lopinavir và interferon beta là một peptide kháng virus.

Các bác sĩ đang chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. (Ảnh: Reuters)

Các bác sĩ đang chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. (Ảnh: Reuters)

“Đây là một thử nghiệm có ý nghĩa lịch sử, sẽ cắt giảm đáng kể thời gian cần thiết để tạo ra bằng chứng mạnh mẽ về tác dụng của những thuốc này trên bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2. WHO cho biết đã có hơn 45 quốc gia đang đóng góp cho thử nghiệm này, càng nhiều quốc gia tham gia thử nghiệm, thì khả năng sẽ cho ra kết quả nhanh hơn”, Sở Y tế TP.HCM cho biết.

Trong cuộc họp với 50 Bộ trưởng Bộ Y tế của các nước, WHO cũng cho biết thêm, cho đến nay, họ đã công bố hơn 40 tài liệu hướng dẫn trên trang tin điện tử của WHO, cung cấp các khuyến nghị dựa trên bằng chứng khoa học. Hơn 1 triệu nhân viên y tế đã được đào tạo thông qua các khóa học của WHO trên OpenWHO.org.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Dịch Covid-19 ngày 27/2: Mỹ bắt đầu thử nghiệm lô vắc-xin đầu tiên

Giai đoạn một của thử nghiệm vắc-xin chỉ trong khoảng 3 tháng, nếu thành công sẽ tiến hành trên một nhóm nhỏ người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN