VN đứng trước hiểm họa ô nhiễm môi trường từ nhiều hướng

Sự kiện: Thời sự

Hầu hết các vấn đề quản lý và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường môi trường ở Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại bất cập.

VN đứng trước hiểm họa ô nhiễm môi trường từ nhiều hướng - 1

Thứ trưởng Bộ TN&MT nêu ra các vấn đề cấp bách của môi trường nước ta.

Ô nhiễm từ nhiều hướng

Chiều nay (29/9), tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và môi trường đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015. Báo cáo phác họa bức tranh tổng thể môi trường Việt Nam với mối hiểm họa ô nhiễm đến từ mọi hướng: đất, nước, không khí, rác thải, biến đổi khí hậu và thiên tai.

Trong giai đoạn này, chất lượng đất có sự suy giảm về chất lượng. Tốc độ thoái hóa đất tự nhiên ở các khu vực có địa hình đồi núi, sườn dốc diễn ra mạnh mẽ. Trong hoạt động nông nghiệp, đất bị ô nhiễm do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng.

Ô nhiễm và suy thoái chất lượng nước tiếp tục diễn ra ở vùng trung lưu và hạ lưu, đặc biệt xảy ra ở những đoạn chảy qua đô thị, khu công nghiệp, làng nghề… Ngoài ra, việc sử dụng chưa hợp lý tài nguyên nước khiến chất lượng bị suy giảm, thậm chí đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nước.

Môi trường không khí tại các điểm, nút giao thông, các công trường, khu vực xây dựng… ô nhiễm không khí có dấu hiệu gia tăng, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương...

Hiện tượng xâm nhậm mặn ở hạ lưu, cửa sông diễn ra khá phổ biến trong những năm gần đây tại các vùng Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.

Chất lượng nước biển ven bờ bị ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực do ảnh hưởng của phát triển kinh tế ven biển.

Vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, sự cố môi trường có xu hướng gia tăng. Từ năm 1994-2010, tổng lượng phát thải khí nhà kính ở Việt Nam tăng gấp 2 lần từ 103,8 lên 246,8 triệu tấn CO2. Dự tính, năm 2020 tăng hơn 4 lần, 2030 tăng hơn 7 lần.

Cần sự chung tay của toàn dân

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho hay, sở dĩ, trong giai đoạn 2011-2015, môi trường nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. Quá trình đô thị hóa và mở rộng địa giới hành chính đô thị, dân số tăng nhanh… Tất cả đã khiến một lượng lớn chất thải vào môi trường, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên và mất cân bằng sinh thái.

VN đứng trước hiểm họa ô nhiễm môi trường từ nhiều hướng - 2

Chiều nay (29/9), tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và môi trường đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015

Thứ trưởng TN&MT kể ra các sự cố môi trường nghiêm trọng trong giai đoạn 2011-2015 như sự cố tràn dầu do chìm tàu Trường Hải Star tháng 4/2012; sự cố bục lò đốt chất thải của Công ty cổ phần phốt pho vàng Lào Cai tháng 2/2012; vụ cháy lò than tại Công ty than Đồng Vông thuộc Công ty Than Uông Bí (Quảng Ninh) tháng 1/2014; vụ xả thải của Nhà máy Mía đường Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) gây ô nhiễm sông Bưởi tháng 3 - 4/2016...

Trong đó, nghiêm trọng nhất là sự cố công ty Formosa (Hà Tĩnh) xả thải ra môi trường hồi tháng 4/2016 ở 4 tỉnh miền Trung. Sự cố đã gây thiệt hại nặng nề cho hệ sinh thái biển và đời sống của người dân miền Trung.

“Công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và đứng trước nhiều vấn đề cấp bách. Việc bảo vệ môi trường không chỉ riêng của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành mà cần sự chúng tay của mọi tầng lớp nhân dân để giúp cho đất nước phát triển bền vững và thịnh vượng hơn”, thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói.

Từ thực trạng hiện tại, Thứ trưởng Bộ TN&MT kiến nghị, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cần có những thay đổi trong Luật Đa dạng sinh học và các luật liên quan nhằm hình thành khuôn khổ pháp lý đủ mạnh, thống nhất để quản lý, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Xây dựng các chương trình giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, công trình có nguy cơ gây ô nhiễm. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đến từng địa phương, huyện, xã…

Quan tâm chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường, bảo đảm yêu cầu trong giai đoạn mới. Bố trí đủ nguồn vốn thực hiện Chương trình quốc gia khắc phục sự cố ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2016-2020.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN