Vì sao phiên tòa xử 2 nguyên chủ tịch Đà Nẵng diễn ra ở Hà Nội?

Tất cả các bị cáo trong vụ án bán đất công sản cho Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) đều có hộ khẩu thường trú và sinh sống ở TP Đà Nẵng, hành vi phạm tội của họ cũng xảy ra ở Đà Nẵng nhưng lại do TAND TP Hà Nội xét xử.

Sáng nay 2-1-2020, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 21 bị cáo trong vụ án bán đất công sản cho Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79, gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng xảy ra tại Đà Nẵng. Trong số 21 bị cáo này, có 2 nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến.

Bị cáo được đưa đến tòa ngày 2-1

Bị cáo được đưa đến tòa ngày 2-1

Theo Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội (đoàn Luật sư TP Hà Nội), đây là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận hết sức quan tâm nên việc điều tra, truy tố, xét xử cần rất thận trọng. Vụ án này có 21 bị cáo bị truy tố, trong đó có 2 nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến... Tất cả các bị cáo đều có hộ khẩu thường trú và sinh sống ở TP Đà Nẵng; hành vi phạm tội của họ cũng xảy ra ở Đà Nẵng nhưng lại do TAND TP Hà Nội xét xử gây ra nhiều thắc mắc trong dư luận.

Việc tội phạm xảy ra ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, các cơ quan tiến hành tố tụng của Trung ương điều tra, truy tố và giao cho TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm là khá hiếm. Bởi Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện theo Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng của Trung ương có quyền giao việc xét xử cho Tòa án cấp dưới thực hiện nên việc truy tố, xét xử vụ án này không vi phạm nguyên tắc theo Bộ luật tố tụng hình sự. Đồng thời, Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định thẩm quyền truy tố: Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 2 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử nên việc VKSND TP Hà Nội thực hiện quyền công tố tại phiên tòa theo phân công của VKSND Tối cao là tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Theo Luật sư Tiền, về nguyên tắc thẩm quyền điều tra, truy tố xét xử theo lãnh thổ, tội phạm xảy ra ở đâu thì cơ quan tố tụng nơi đó thụ lý theo thẩm quyền. Tuy nhiên, có những vụ án phức tạp, có ảnh hưởng đến chính trị, dư luận xã hội thì khi Bộ Công an kết thúc điều tra, VKSND Tối cao sẽ ủy quyền cho VKSND cấp dưới theo nguyên tắc và luật cho phép. Vụ án này được TAND TP Hà Nội xét xử sẽ đảm bảo được tính khách quan hơn là các cơ quan tố tụng của Đà Nẵng thụ lý, xét xử.

Nguồn: [Link nguồn]

Vũ ”nhôm” trả lời rành rọt trước tòa về 3 bản án

Trải qua sáu phiên tòa, dường như bị cáo này đã quen với các thủ tục xét xử.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Thanh ([Tên nguồn])
Vũ "nhôm" - "Ông trùm" bất động sản Đà Nẵng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN