Vì sao miền Trung mưa triền miên dẫn tới lũ lịch sử?

Các chuyên gia khí tượng cho biết miền Trung mưa triền miên trong những ngày qua dẫn tới lũ lịch sử là do tác động của nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm.

Vào 13 giờ chiều 21-10, bão số 8 còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560 km về phía đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên, khoảng 130 km tính từ tâm bão.

Vị trí và đường đi của bão số 8. Ảnh: VNDMS

Vị trí và đường đi của bão số 8. Ảnh: VNDMS

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 22-10, vị trí tâm bão ở khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 340 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/giờ), giật cấp 13.

Thông tin với báo chí, ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng dự báo thời tiết (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia), cho biết bão số 8 có thể ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ trong những ngày cuối tuần này.

Cường độ bão hiện mạnh cấp 8-9, có khả năng tăng cường độ trong 24-48 giờ tới. Bão sẽ đạt cấp 11-12 khi ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đây là cấp gió rất nguy hiểm đối với tàu thuyền trên biển.

Theo ông Năng, với những cơn bão dồn dập trong thời gian ngắn hướng vào các tỉnh miền Trung vừa qua, nay kèm với ảnh hưởng của bão số 8 có nguy cơ kéo theo nhiều loại hình thiên tai nguy hiểm.

Đó là gió mạnh kèm giông, lốc trên các vùng biển rất nguy hiểm đối với tàu thuyền, cùng với đó là gió từ hoàn lưu bão và hoạt động mạnh của gió mùa đông bắc.

Chuyên gia khí tượng cũng lưu ý cần phải quan tâm đến khả năng mưa do bão khi ảnh hưởng đến đất liền trong 3-4 ngày tới ở khu vực miền Trung, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở các vùng núi phía tây do đất đã bão hòa; ngập úng vùng trũng.

Lý giải nguyên nhân khiến khu vực miền Trung có mưa triền miên dẫn đến lũ lịch sử trong những ngày qua, ông Trần Quang Năng cho biết đó là do ảnh hưởng của La Nina và tác động của biến đổi khí hậu với các hình thái thời tiết nguy hiểm như bão, không khí lạnh, gió mùa đông bắc... khiến thời tiết khu vực miền Trung đã cực đoan ngày càng khốc liệt hơn.

"Người dân cần lưu ý các thông tin dự báo khí tượng thủy văn của chúng tôi và hướng dẫn của chính quyền địa phương khi có thiên tai để kịp thời phòng tránh" - ông Năng khuyến cáo.

Nguồn: [Link nguồn]

Lũ vượt mốc năm 1979, người dân Lệ Thủy vượt đồi cát xin đồ ăn

Mưa lũ xảy ra trên địa bàn huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) vượt mốc năm 1979, người dân ở huyện này phải vượt gần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A.HIỀN ([Tên nguồn])
Lũ lụt ở miền Trung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN