Từ 4.1 được lưu thông qua cầu Nhật Tân-đường Võ Nguyên Giáp

Ngày 4.1, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, Nhà ga hành khách T2 Nội Bài chính thức được đưa vào sử dụng.

Đây được coi là “cửa ngõ quốc tế mới” của Thủ đô Hà Nội. Thời gian di chuyển từ sân bay Nội Bài về đến cầu Nhật Tân chỉ còn 20 phút.

Từ 4.1 được lưu thông qua cầu Nhật Tân-đường Võ Nguyên Giáp - 1
 

Cầu Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới.


Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư 89,943 tỷ yên Nhật, tương đương 13.626,365 tỷ đồng. Tổng chiều dài của dự án là 8.930m.

Trong đó, cầu chính Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới.

Bên cạnh đó, phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam, như công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại.

Từ 4.1 được lưu thông qua cầu Nhật Tân-đường Võ Nguyên Giáp - 2
 

Từ 12h ngày 4.1, người dân đã được lưu thông qua cầu Nhật Tân.


Dự án đường nối từ sân bay quốc tế Nội Bài đến cầu Nhật Tân được đầu tư xây dựng để kết nối trung tâm Thủ đô với sân bay Nội Bài. Đồng thời, kết nối tuyến Nhật Tân - Nội Bài với tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài, làm giảm bớt lượng giao thông trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài. Dự án có tổng mức đầu tư 6.742 tỷ đồng, tổng chiều dài tuyến là 12,1 km. Phần đường chính được thiết kế là theo tiêu chuẩn đường phố chính chủ yếu, vận tốc thiết kế 80km/h.

Xe máy, xe buýt, xe ô tô cá nhân được phép lưu thông qua cầu Nhật Tân, khi qua cầu xe máy sẽ đi vào đường gom, không đi vào đường chính. Tuy nhiên, xe tải sẽ không được phép lưu thông mà phải đi đường Bắc Thăng Long – Nội Bài. Các phương tiện lưu thông trên tuyến không phải đóng phí.

Từ 4.1 được lưu thông qua cầu Nhật Tân-đường Võ Nguyên Giáp - 3
 

Đường Võ Nguyên Giáp được đưa vào sử dụng từ 4.1.


Sáng cùng ngày, nhà ga hành khách T2 Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cũng đã chính thức được đưa vào sử dụng.

Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 được khởi công ngày 4.12.2011, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.

Công suất nhà ga đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030).

Ông Akihiro Ohta, Bộ trưởng Bộ Đất đai cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản đánh giá, nhà ga hành khách T2 là biểu tượng cho sự phát triển của Việt Nam, đồng thời là câu chuyện kể về tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản.

Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khẳng định, ga T2là công trình biểu trưng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Nhật Bản. Phó Thủ tướng cho rằng, đây là cửa ngõ đưa thế giới đến Việt Nam và đưa Việt Nam ra thế giới.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo ACV phối hợp với các đơn vị an ninh, hải quan, các đơn vị khai thác để vận hành, nâng cao chất lượng phục vụ tại Nhà ga hành khách T2.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vinh Hải ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN