Trung Quốc cảnh báo cao nhất về mưa lũ, Việt Nam có ảnh hưởng?

Sự kiện: Tin nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ nay đến ngày 31-5, miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội vẫn có mưa rào, mưa vừa, mưa to và giông.

Cách đây vài ngày, Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã kích hoạt ứng phó khẩn cấp lũ lụt cấp độ IV trước dự báo mưa lớn sẽ diễn ra tại 7 tỉnh miền Nam nước này.

Theo đó, dự báo từ ngày 28 đến 30-5, mưa lớn có thể xảy ra ở Giang Tây, Chiết Giang, An Huy, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hồ Nam và Quý Châu. Nước sông có khả năng tăng lên đáng kể. Bộ Thủy lợi đã phái một nhóm công tác đi Vân Nam để kiểm soát lũ lụt.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, diễn biến mưa lớn sau đó ở miền nam Trung Quốc đã làm ít nhất 15 người chết, 3 người mất tích. Nhiều đường sá, cầu cống cũng như các cơ sở viễn thông và điện lực ở huyện Khâu Bắc của châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, cách biên giới với Việt Nam khoảng 130km về phía bắc cũng bị hư hại.

Trước tình hình mưa lũ ở Trung Quốc, cộng với diễn biến mưa ở miền bắc Việt Nam, trong đó có thủ đô Hà Nội những ngày qua, ông Nguyễn Hữu Thành, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia đã có những thông tin đánh giá ban đầu về vấn đề này.

Nguyên nhân của đợt mưa lớn vừa diễn ra ở Hà Nội nói riêng và khu vực Bắc bộ nói chung là do đâu và trong quá khứ có đợt mưa nào lớn như vậy không, thưa ông?

Ông Nguyễn Hữu Thành: Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở 22 - 25 độ vĩ bắc nên ngày hôm qua, 29-5, nhiệt độ ở Bắc bộ, Trung bộ có xu hướng tăng.

Chiều qua, 29-5, hiện tượng mưa giông nhiệt xuất hiện sớm ở các tỉnh Sơn La, Hoà Bình và nam đồng bằng Bắc bộ, sau đó dịch chuyển lên khu vực Hà Nội gây mưa lớn trong khoảng hai giờ đồng hồ.

Nhiều khu vực ở Hà Nội ngập sâu trong nước sau trận mưa chiều 29-5. Ảnh: CTV

Nhiều khu vực ở Hà Nội ngập sâu trong nước sau trận mưa chiều 29-5. Ảnh: CTV

Từ ngày 25-5, sau đó ngày 28-5, Trung tâm đã ban hành bản tin mưa giông và cảnh báo mưa lớn cục bộ, lốc, sét, mưa đá ở Bắc bộ, Trung bộ, Tây Nguyên và Nam bộ.

Chiều ngày 29-5, trước khi xuất hiện mưa giông mạnh ở Hà Nội, trung tâm đã ban hành bản tin cảnh báo mưa giông trên khu vực Hà Nội và bản tin cảnh báo ngập lụt khu nội thành.

Theo số liệu thực đo của chúng tôi, chiều qua, tại trạm Láng, lượng mưa đo được là 140mm, Thanh Trì 119mm, Đông Anh 73mm. Theo số liệu lịch sử, trong hai giờ mưa tích luỹ ngày 18-6-1986, lượng mưa tại Láng đạt 132.5mm.

Dự báo tình hình mưa sắp tới ở khu vực Hà Nội như thế nào, thưa ông?

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ nay đến ngày 31-5, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc bộ sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 120mm.

Ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, bao gồm cả Thủ đô Hà Nội, có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to. Chiều và đêm nay, ở khu vực từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế cũng sẽ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to.

Ngoài ra, trong chiều và tối nay, 30-5, ở khu vực Tây Nguyên và Nam bộ cũng sẽ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên, ngập úng tại khu vực trũng thấp.

Thưa ông, các khu vực ở Trung Quốc đang có cảnh báo cao nhất về mưa lũ, vậy các khu vực ở Việt Nam có khả năng bị ảnh hưởng về tình hình mưa lũ này hay không?

Theo dự báo của chúng tôi, sau đợt mưa như dự báo ở trên, thì từ ngày 1-6, mưa giông mạnh sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực vùng núi Bắc bộ, cục bộ có những điểm mưa to.

Khu vực đồng bằng Bắc bộ, bao gồm cả Thủ đô Hà Nội vẫn có khả năng mưa giông, tập trung vào chiều và tối. Khu vực vùng núi Bắc bộ những ngày vừa qua đã có mưa nhiều và tiếp tục có mưa giông trong những ngày tới nên ở các tỉnh vùng đồi núi, đất đá đã bão hoà nước sẽ có nguy cơ sạt lở đất, người dân cần hết sức đề phòng để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Mưa lớn, hạ tầng tốt như Mỹ, châu Âu cũng ‘không chịu được’?

Theo Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà, thành phố Hà Nội cần có một dự án tiếp cận một cách tổng thể, để có một hạ tầng có thể chống chịu, thích ứng phù hợp khi xảy ra...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo AN HIỀN ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN