Trưa nay, thiên thạch đến cực gần Trái đất

Hôm nay, 2 thiên thạch lướt qua Trái đất với khoảng cách đủ gần để có thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng thông thường.

Ngoài ra bạn có thể xem các quan sát từ đài thiên văn ở quần đảo Canary qua mạng internet.

Các thiên thạch khổng lồ 2012 QG42 và 2012 QC8 được phát hiện lần đầu vào ngày 26/8/2012 nhờ các kính thiên văn của Catalina Sky Survey ở Arizona (Mỹ).

Trưa nay, thiên thạch đến cực gần Trái đất - 1

Các thiên thạch khổng lồ 2012 QG42 và 2012 QC8 (Minh họa: Leviathanastomy)

Chúng đang tăng tốc tiến về phía Trái đất, Mặt trăng và sẽ tới điểm gần nhất trong ngày hôm nay.

Thiên thạch QC8 có kích cỡ khoảng 1km (rộng) và sẽ ở cách Trái đất 8,7 triệu km tại vị trí gần nhất (gấp 23 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng).

Với bề rộng từ 190-430m, QG42 nhỏ hơn nhưng khoảng cách tới Trái đất của nó lại gần hơn một cách đáng kể. QG42 có kích cỡ gần bằng một tòa nhà 14 tầng và chính thức được xếp vào nhóm các hiểm họa tiềm năng.

Vào 1:10 ngày hôm nay 14/9 theo giờ ET (12:10 theo giờ Việt Nam), QG42 sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách 2,8 triệu km (gấp 7,5 lần khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trăng).

Theo tính toán, QG42 chưa phải là hiểm họa với Trái đất, nhưng đây là lần thiên thạch tới gần hành tinh chúng ta nhất suốt 100 năm qua và nó có thể là một mối đe dọa trong tương lai, Don Yeomans - quản lí Chương trình Vật thể Gần Trái đất (NASA) cho biết.

"Một thiên thạch cỡ này dự kiến sẽ đe dọa Trái đất 40.000 năm/ lần và có sức công phá tương đương với 140 megaton thuốc nổ TNT, để lại một miệng lõm đường kính khoảng 3km", ông Yeomans nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thanh (Kiến Thức/NatGeo)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN