Triều Tiên: 14 phi công hy sinh khi phóng tên lửa

KCNA đã ca ngợi “tinh thần tấn công cảm tử của những phi công lái máy bay chiến đấu, những người đã bất chấp cái chết để thực hiện nhiệm vụ do đảng giao phó”

Ngày 3/3, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã tiết lộ rằng không quân nước này đã mất 14 phi công quân sự trong một vụ tai nạn khi đang thực hiện vụ phóng vệ tinh sử dụng tên lửa đẩy Unha-2 vào năm 2009.

Thông tin trên được KCNA tiết lộ khi đăng tin về chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới một đơn vị không quân Triều Tiên, nơi ông đến tưởng niệm các phi công tử nạn.

Triều Tiên: 14 phi công hy sinh khi phóng tên lửa - 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới thăm một đơn vị không quân

KCNA cho hay 14 phi công quân sự trên thiệt mạng khi đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ vụ phóng vệ tinh Kwangmyongsong-2 lên quỹ đạo. Các chuyên gia phân tích cho rằng vụ phóng vệ tinh này thực chất là một vụ phóng tên lửa tầm xa, thể hiện một bước tiến mới về vũ khí của Triều Tiên trong thời kỳ đó.

KCNA đã ca ngợi “tinh thần tấn công cảm tử của những phi công lái máy bay chiến đấu, những người đã bất chấp cái chết để thực hiện nhiệm vụ do đảng giao phó”. Tuy nhiên, KCNA không nói rõ những phi công này đã thiệt mạng như thế nào.

Đây được coi là một động thái bất thường, bởi từ trước tới nay, KCNA thường xuyên đăng tải những thông tin về các thắng lợi và thành quả của Triều Tiên mà ít khi đề cập đến những thất bại và thảm kịch.

Năm 2009, Triều Tiên tuyên bố đã phóng thành công vệ tinh Kwangmyongsong-2 lên quỹ đạo như động thái hòa bình nhằm phát những bài hát yêu nước tới mọi người dân trên cả nước.

Triều Tiên: 14 phi công hy sinh khi phóng tên lửa - 2

Tên lửa Unha-2 của Triều Tiên đưa vệ tinh vào quỹ đạo

Tuy nhiên, các nhà quan sát phương Tây lúc đó lại không mấy quan tâm đến vệ tinh Kwangmyongsong-2, mà họ chỉ thực sự lo ngại về tên lửa Unha-2 được dùng để phóng vệ tinh này.

Trong bài bình luận đăng vào năm 2009, tờ Bulletin of the Atomic Scientists viết: “Các chuyên gia phân tích chỉ ra rằng bệ phóng của tên lửa Unha thể hiện một bước tiến mới trong công nghệ của Triều Tiên, giúp tên lửa này có khả năng phóng tới Mỹ với đầu đạn 1 tấn nếu Triều Tiên cải tiến náo thành tên lửa đạn đạo”.

Sau vụ phóng đó, Triều Tiên đã tiếp tục phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo và thực hiện thêm một vụ thử hạt nhân, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.

Trong chuyến thăm tới đơn vị không quân trên, ông Kim Jong-un đã trồng một cây xanh để tưởng niệm những phi công đã hy sinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN