TPHCM: Dâng lễ vật khổng lồ lên vua Hùng ngày Giỗ Tổ

Chiếc bánh chưng “khủng” nặng 2,5 tấn ở Sài Gòn, được gần cả trăm người gói, nấu để làm lễ vật dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương.

TPHCM: Dâng lễ vật khổng lồ lên vua Hùng ngày Giỗ Tổ - 1

Chiếc bánh chưng "khủng” nặng 2,5 tấn ở Sài Gòn được gần trăm người gói, nấu để làm lễ vật dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương.

Sáng nay 16.4 (tức 10.3 âm lịch), Công viên Văn hóa Đầm Sen, quận 11, TP.HCM đã thực hiện nghi thức dâng lễ vật truyền thống của dân tộc lên bàn thờ Quốc Tổ. Đó là chiếc bánh chưng khổng lồ.

Chiếc bánh chưng “khủng” có trọng lượng 2,5 tấn, được làm từ 1,2 tấn nếp, 300kg đậu xanh, 200kg thịt heo, 300kg lá chuối và 50kg lá dong. Bánh thành phẩm có diện tích 2,6m2, cao 0,6m.

Để làm được chiếc bánh chưng khổng lồ, Công viên Văn hóa Đầm Sen đã phải huy động hàng chục người làm việc trong nhiều ngày để thực hiện các khâu từ vo nếp, rửa lá, thái thịt, đãi đậu xanh… đến làm khung bánh, lò nấu bánh.

Sau gần 70 giờ nấu, tối 15.4, chiếc bánh chưng được vớt ra và đến sáng nay làm lễ vật dâng lên Quốc Tổ. Sau khi làm lễ vật dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương, chiếc bánh sẽ được cắt ra mời khoảng 1.000 du khách thưởng thức vào sáng 17.4.

Ông Nguyễn Hữu Trung - Phó Giám đốc Công viên Văn hóa Đầm Sen cho biết, đơn vị này đã chi khoảng 160 triệu đồng cho toàn bộ quá trình làm bánh. Trong đó, tốn kém nhất là chi phí làm khuôn, lò (100 triệu đồng); riêng chi phí làm bánh là khoảng 60 triệu đồng.

TPHCM: Dâng lễ vật khổng lồ lên vua Hùng ngày Giỗ Tổ - 2

Lễ vật “khủng” được Công viên Văn hóa Đầm Sen dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương. Dự kiến, ngày mai, chiếc bánh chưng này sẽ được cắt và phục vụ khoảng 1.000 du khách.

Trước đó, đánh giá về bánh chưng “khủng” cũng như các hoạt động của Lễ hội Đền Hùng trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, ông Hà Kế San - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ từng khẳng định: “Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thuộc hoạt động văn hóa dân gian, gắn liền với việc gìn giữ thuần phong mỹ tục của người Việt. Cho nên, chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng, bánh dày “khủng” tồn tại trong Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương”.

Bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hóa lúa nước. Qua sự tích trên, những thế hệ đi trước muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính tổ tiên, cũng như nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Theo dân gian, bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho trời đất, ngoài ra còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở. Trên mâm lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết đó là khởi thủy cho dân tộc ta.

TPHCM: Dâng lễ vật khổng lồ lên vua Hùng ngày Giỗ Tổ - 3

Để làm được chiếc bánh chưng khổng lồ này, Công viên Văn hóa Đầm Sen đã phải huy động hàng chục người làm việc trong nhiều ngày từ khâu vo nếp, rửa lá chuối, lá dong, thái thịt, đãi đậu xanh… đến khâu làm khung bánh, lò nấu bánh.

TPHCM: Dâng lễ vật khổng lồ lên vua Hùng ngày Giỗ Tổ - 4

Do bánh chưng quá lớn, những người thợ tham gia gói phải ngồi vào bên trong để lót lá chuối.

TPHCM: Dâng lễ vật khổng lồ lên vua Hùng ngày Giỗ Tổ - 5

Chiếc bánh chưng “khủng” có trọng lượng 2,5 tấn được làm từ 1,2 tấn nếp, 300kg đậu xanh, 200kg thịt heo, 300kg lá chuối và 50kg lá dong. Bánh thành phẩm có diện tích 2,6m2, cao 0,6m.

TPHCM: Dâng lễ vật khổng lồ lên vua Hùng ngày Giỗ Tổ - 6

TPHCM: Dâng lễ vật khổng lồ lên vua Hùng ngày Giỗ Tổ - 7

Do chiếc bánh quá lớn, Công viên Văn hóa Đầm Sen phải huy động xe cẩu để cẩu vào nồi nấu.

TPHCM: Dâng lễ vật khổng lồ lên vua Hùng ngày Giỗ Tổ - 8

Trong sáng nay, nhiều người tìm về Khu Tưởng niệm các vua Hùng ở TP.HCM để tham gia Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và dâng lễ vật lên Quốc Tổ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Dương Thanh ([Tên nguồn])
Giỗ Tổ Hùng Vương Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN