Tin tức 24h qua: Truy vết các trường hợp tiếp xúc với người nhập cảnh trái phép mắc COVID-19 ở Vĩnh Long

Truy vết các trường hợp tiếp xúc với người nhập cảnh trái phép mắc COVID-19 ở Vĩnh Long; Không gian đi bộ trong phố cổ Hà Nội được mở rộng... là những tin nóng nhất 24h qua.

Người nhập cảnh trái phép là L.T.T. (32 tuổi, trú tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long). Ngành Y tế tỉnh Vĩnh Long đã nhanh chóng đưa T. đến cách ly, đồng thời kiểm tra sức khỏe và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Kết quả xét nghiệm lần 1 của L.T.T là dương tính với virus SARS-CoV-2.

Theo báo cáo của Sở Y tế Vĩnh Long, ngày 15/12, T. đi ôtô từ Myanmar sang tỉnh Taksin (Thái Lan). Ngày 23/12, T. cùng 6 người khác nhập cảnh vào Campuchia bằng xe tải. 

Rạng sáng 24/12, T. cùng 2 người khác vượt biên trái phép vào Việt Nam qua đường biên giới tỉnh Tây Ninh. 5h sáng cùng ngày, T. lên xe tải đi về TP Hồ Chí Minh. Đến khoảng 7h sáng cùng ngày, T. tiếp tục đón xe 16 chỗ (không nhớ rõ xe của hãng nào) về Vĩnh Long và có ghé trạm dừng chân ở huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang). 

Trên xe có 4 người nhưng không ngồi cùng hàng ghế. Đến TP Vĩnh Long, T. đón xe ôm về nhà tại huyện Mang Thít, sau đó người nhà trình báo cơ quan chức năng. 

Tuy nhiên, BN không nhớ rõ các đại điểm, người tiếp xúc và phương tiện di chuyển nên gây khó khăn cho quá trình điều tra dịch tễ và khoanh vùng F1 cũng như thực hiện các biện pháp truy vết, phòng chống dịch bệnh. Theo Công an huyện Mang Thít, người tiếp xúc gần với BN này có 7 trường hợp là F1, 107 trường hợp là F2.

Không gian đi bộ trong phố cổ Hà Nội được mở rộng

Tối 25/12, lực lượng chức năng tiến hành rào chắn nhiều tuyến phố, ngăn xe cộ đi vào để thiết lập không gian đi bộ tại Hà Nội. Cụ thể, tại đầu phố Hàng Mắm nối với phố Hàng Bạc, lực lượng chức năng dựng rào chắn ngay khu vực giao với phố Nguyễn Hữu Huân. Nhiều phương tiện được hướng dẫn đi theo đường khác để vào nhà nằm trong khu vực phố cổ.

Du khách đi bộ trên phố cổ Hà Nội

Du khách đi bộ trên phố cổ Hà Nội

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, việc mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ Hà Nội kết nối với phía Bắc không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận tạo thành một chỉnh thể để bổ trợ chức năng hoàn chỉnh, cộng hưởng giá trị, tạo ra sự gắn kết giữa 2 không gian đi bộ sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách đến thăm quan, thưởng ngoạn, du lịch văn hóa và mua sắm, ẩm thực. 

Phạm vi mở rộng gồm các tuyến phố Đinh Liệt, Gia Ngư, Cầu Gỗ, Hàng Bè, Hàng Dầu, Hàng Bạc, Đào Duy Từ (đoạn từ Chợ Gạo đến Ô Quan Chưởng), Ô Quan Chưởng (gồm phố Ô Quan Chưởng và khu vực ngã tư Hàng Chiếu – Thanh Hà), ngõ Cầu Gỗ, ngõ Trung Yên, ngõ Phất Lộc. 

Thời gian hoạt động như tuyến phố đi bộ khu phố cổ Hà Nội. Cụ thể, hoạt động 3 tối cuối tuần (thứ Sáu, thứ Bẩy, Chủ nhật). Mùa hè từ 19h đến 24h. Mùa đông từ 18h đến 24h.

Cấm chặt phá, mua bán đào rừng từ Tết Nguyên Đán Tân Sửu

Vài năm gần đây, do nhiều người dân có thú chơi đào rừng vào ngày tết, không ngần ngại trả mức giá rất cao để được sở hữu một gốc đào rừng ưng ý, nên đào rừng ở nhiều địa phương vùng Tây Bắc có nguy cơ bị tận diệt.

Ngày 25/12, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho rằng, cần thiết phải kiểm soát chặt việc chặt phá đào rừng, đào cổ thụ mang về xuôi phục vụ thú chơi cây cảnh ngày tết của một bộ phận người dân, nhằm để bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của nhiều địa phương, để những cây đào rừng quý, có tuổi đời lâu năm không bị chặt phá.

Cũng theo Thứ trưởng Tuấn, thực tế, trong luật đã quy định việc cấm chặt phá cây rừng (trong đó có đào rừng), tuy nhiên đúng là việc bảo vệ, quản lý những cây đào rừng còn chưa được quan tâm đúng mức.

Đào rừng Sơn La nườm nượp đổ về các tỉnh miền xuôi để tiêu thụ. 

Đào rừng Sơn La nườm nượp đổ về các tỉnh miền xuôi để tiêu thụ. 

Để hạn chế, tiến tới chấm dứt tình trạng chặt phá đào rừng mỗi dịp tết đến xuân về, theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, phải có sự vào cuộc của cả chính quyền địa phương, quản lý thị trường, lực lượng công an... chứ không phải chỉ là việc của lực lượng kiểm lâm.

Tết Dương lịch 2021, thời tiết miền Bắc rét đậm, rét hại

TS Hoàng Phúc Lâm - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho hay, khu vực Bắc Bộ chuẩn bị đón một đợt rét đậm, rét hại diện rộng thứ 2 của mùa đông năm nay. 

Theo đó, từ khoảng đêm ngày 29 và rạng sáng 30/12 không khí lạnh tràn xuống ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc nước ta, trước tiên là các tỉnh vùng núi phía Bắc, sau đó là các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Miền Bắc có rét đậm, rét hại dịp Tết Dương lịch 2021. Ảnh minh họa.

Miền Bắc có rét đậm, rét hại dịp Tết Dương lịch 2021. Ảnh minh họa.

Nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ C, vùng núi 5-8 độ C, vùng núi cao dưới 3 độ C, có nơi dưới 0 độ C. 

Ông Lâm cho biết thêm, khoảng thời gian xảy ra rét đậm, rét hại nhất là đêm 30 và 31/12/2020 và có thể sẽ kéo dài sang ngày 1/1/2021. Đợt rét đậm, rét hại lần này dự báo sẽ kéo dài đến hết ngày 1/1/2021. Từ khoảng đêm 2/1, nhiệt độ thấp nhất tăng khá nhanh do trời nhiều mây.

Nguồn: [Link nguồn]

Cấm chặt phá, mua bán đào rừng từ Tết Tân Sửu: Giữ nét đẹp núi rừng

Từ nay nghiêm cấm việc chặt cây rừng, đào rừng mang về xuôi bán - đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Quân ([Tên nguồn])
Sự kiện nổi bật 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN