Tìm thấy gia đình cho thanh niên quốc tịch Mỹ qua dữ liệu dân cư quốc gia
Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua dữ liệu dân cư quốc gia, đơn vị vừa tìm được gia đình cho một nam thanh niên quốc tịch Mỹ.
Trước đó, ngày 18/12, ông Philip Marshall (SN 1957; quốc tịch Mỹ) đến Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm nhờ giúp đỡ tìm lại người thân của con nuôi ông nhận tại Việt Nam 27 năm trước.
Ông Philip Marshall cho biết, năm 1994, ông đến làng trẻ SOS nhận nuôi anh Vương Minh Thắng (SN 1994; tên khai sinh ở Mỹ là Stephen Marshall), kèm theo giấy khai sinh của anh. Trong giấy khai sinh, anh Thắng có mẹ là Vương Thị Vượng (SN 1970, HKTT: 22A Giếng Mứt, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Ông Philip tìm thấy được gia đình bà Vượng nhờ sự giúp đỡ của Công an phường Hàng Trống.
Khi quay lại Việt Nam, ông Philip đã đến địa chỉ 22A Giếng Mứt để tìm bà Vượng nhưng gia đình bà đã chuyển đi nơi khác mà mọi người không biết rõ đang ở đâu. Ông Philip đã đến Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm nhờ giúp đỡ.
Sau khi tiếp nhận tin, Công an phường Hàng Trống đã khẩn trương xác minh trên dữ liệu quốc gia về dân cư và liên hệ được với gia đình bà Vượng. Đến ngày 22/12, tại trụ sở Công an phường Hàng Trống, anh Thắng đã gặp lại mẹ đẻ cùng gia đình mình ở Việt Nam. Mọi người đều rất xúc động và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Công an phường Hàng Trống đã nhiệt tình giúp đỡ.
Giây phút mẹ con anh Thắng gặp lại nhau xúc động trào nước mắt.
Ông Philip Marshall cho biết mặc dù là một công dân nước Mỹ nhưng ông mang một tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Cách đây tròn 27 năm, ngày 29/12/1994, ông đến làng trẻ SOS và nhận nuôi anh Vương Minh Thắng. Ông có mong muốn giúp con trai tìm lại gia đình ở Việt Nam.
Thật may mắn, nhờ những nỗ lực tìm kiếm của Công an phường Hàng Trống, ông đã tìm lại được mẹ đẻ của con trai mình. Gia đình ông rất hạnh phúc và xúc động trước sự nhiệt tình của cơ quan Công an đã giúp hai gia đình ông có được giây phút đoàn tụ sau nhiều năm xa cách.
Nguồn: [Link nguồn]
Một phụ nữ bị đưa sang Trung Quốc từ năm 1997 đến nay không nhớ đường về, không nhớ chính xác quê nhà ở xã nào.