Thủ tướng: Xóa bỏ cơ chế xin - cho, khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm

Sự kiện: Thời sự

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc sửa đổi các luật có ý nghĩa quan trọng, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Sáng 14/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về các báo cáo đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về 2 nội dung gồm: Báo cáo xây dựng dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); báo cáo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc đề xuất sửa đổi các luật nói trên đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, qua đó triển khai các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc sửa đổi các luật có ý nghĩa quan trọng, nhằm khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm. Ảnh: Nhật Bắc

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc sửa đổi các luật có ý nghĩa quan trọng, nhằm khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm. Ảnh: Nhật Bắc

Điều này có ý nghĩa quan trọng, góp phần triển khai 3 đột phá chiến lược; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; đáp ứng mong muốn của người dân và doanh nghiệp về giảm thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ; tháo gỡ khó khăn, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.

Thủ tướng nhấn mạnh đây là nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8. Ông yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cho công tác này với tinh thần “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”, bố trí các cán bộ có đủ năng lực, tâm huyết, trách nhiệm, khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

Xóa bỏ xin - cho

Về đề xuất xây dựng Luật Đầu tư công (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không đầu tư dàn trải; ngân sách đầu tư của Trung ương tập trung cho kết nối vùng, quốc gia, quốc tế; lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực xã hội.

Đồng thời xóa bỏ cơ chế xin - cho; cắt giảm thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và có công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật kịp thời trong đầu tư công.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại cuộc họp.

Về đề xuất xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật (Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu), Thủ tướng cơ bản thống nhất đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng quy hoạch, đơn giản hóa thủ tục...

Ngoài ra, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu sửa đổi các luật để vừa tháo gỡ được các vướng mắc cấp bách trước mắt đặt ra trong thực tiễn, vừa kiến tạo phát triển cho tương lai; khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược, công nghệ cao.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng các dự án luật, đặc biệt là nội dung các chính sách; trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), bảo đảm tiến độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mong muốn của nhân dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Chính trị cảnh cáo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ và khai trừ Đảng nhiều cán bộ do vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Văn Kiên ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN