Thu hồi hơn 10.000 tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế

Sự kiện: Thời sự

Trong 6 tháng đầu năm nay, các đơn vị thi hành án dân sự đã thi hành xong trên 242.300 việc, trong đó, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 1.177 việc với hơn 10.000 tỷ đồng.

Đẩy mạnh kết nối để thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp diễn ra chiều 12/4, ông Đỗ Xuân Quý, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ, cho biết 6 tháng đầu năm (tính từ tháng 10/2023 - 3/2024 theo quy định của ngành), các đơn vị thi hành án dân sự đã thi hành xong trên 242.300 việc.

Trong đó, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 1.177 việc với hơn 10.000 tỷ đồng.

Theo Chánh văn phòng Bộ Tư pháp, từ nay tới hết quý II/2024, cơ quan này sẽ đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao năm 2024.

Thông tin thêm, ông Quý cho hay, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia đã phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Công an nghiên cứu đẩy nhanh việc kết nối các phần mềm phục vụ thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID tại Hà Nội, Thừa Thiên Huế. Đồng thời, thực hiện phân quyền cho Sở Tư pháp tra cứu thông tin có trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia. Đến nay có 56/63 Sở Tư pháp thực hiện thử nghiệm tính năng phân quyền.

Các Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản đã giải quyết kịp thời khoảng 230.000 Phiếu đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên; Phiếu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự. Tỷ lệ phiếu trực tuyến chiếm khoảng 84% trên tổng số phiếu đăng ký và phiếu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự...

Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý.

Chánh văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý.

Phải căn cứ vào các tính chất khoa học để cấm nồng độ cồn

Tại buổi họp báo, PV cơ quan thông tấn báo chí hỏi về quan điểm của Bộ Tư pháp trước hai luồng ý kiến khác nhau trong việc “cấm tuyệt đối” hay “cấm có ngưỡng” về nồng độ cồn với người tham gia giao thông trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Trả lời câu hỏi, bà Lê Thị Vân Anh, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - Hành chính cho hay, Bộ Tư pháp là cơ quan tham gia thẩm định dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an soạn thảo và hoàn thiện.

Phó Vụ trưởng nhấn mạnh, Luật Phòng chống tác hại rượu bia năm 2019 đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm. Trong đó, khoản 5 Điều 6 của luật nêu nội dung "nghiêm cấm hành vi điều khiển giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".

Về việc quy định nồng độ cồn khi tham gia giao thông, Bộ Tư pháp đánh giá, cấm tuyệt đối hay không, phải căn cứ vào các tính chất khoa học, thực tiễn và ý thức tham gia giao thông của người dân.

"Quá trình thẩm định dự thảo luật, Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ Công an phối hợp với Bộ Y tế có những nghiên cứu mang tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và ý thức của người tham gia giao thông trên cơ sở đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của người dân và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật", bà Vân Anh chia sẻ.

Giữa tháng 3/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về tiếp thu, chỉnh lý dự Luật Trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường bộ. Liên quan đến quy định cấm nồng độ cồn, tất cả ý kiến phát biểu của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều bày tỏ đồng tình việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện.

Nguồn: [Link nguồn]

Chiều 1/2, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức thông báo kết quả phiên họp thứ 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng An ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN