Thu hồi 3 triệu USD từ ông Nguyễn Bắc Son thế nào?

Sự kiện: Mobifone mua AVG

Chống tham nhũng: Không dừng, không nghỉ, không chùng xuống.

Chiều 4-9, tiếp tục phiên họp toàn thể thứ 13, Ủy ban Tư pháp tiến hành thẩm tra báo cáo phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Chính phủ.

Trình bày báo cáo, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm cho hay: Trong năm 2019, công tác PCTN tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh, “không dừng”, “không nghỉ”, “không chùng xuống” với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Chưa thấy hướng thu hồi

Theo ông Liêm, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ đáng kể nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều giá trị tài sản bị chiếm đoạt, gây thiệt hại.

Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng thời gian qua “có nhiều con số tiến bộ”. Bà Hoa dẫn chứng: Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, Chính phủ báo cáo tài sản tham nhũng thu hồi chỉ khoảng 7,8%. Năm 2018, con số này là 38%...

Tuy nhiên, theo bà, qua thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tỉ lệ thu hồi ngày càng giảm đi. “Qua 37 vụ mà Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN chỉ đạo, đến giai đoạn thi hành án chỉ thu được hơn 13%” - bà dẫn chứng và đặt hàng loạt câu hỏi: Các cơ quan tố tụng đã thực sự quyết liệt, thực hiện các biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu chưa, có động viên, thuyết phục bị can, bị cáo nộp lại tài sản tham nhũng, tài sản chiếm đoạt của Nhà nước?...

Nhắc lại vụ bị can Nguyễn Bắc Son thừa nhận đã nhận hối lộ 3 triệu USD, bà cho rằng “người đưa và người nhận nhận thế thôi nhưng thực sự thu hồi được bao nhiêu chưa rõ”.

“Ngoài việc bị can Nguyễn Bắc Son nói sẽ nộp lại 500 triệu trong tài khoản VCB, bị can Lê Nam Trà nộp lại 2,5 triệu USD. Còn số tiền 3 triệu USD của bị can Nguyễn Bắc Son chưa thấy phương hướng gì?” - bà Hoa nói. Bà cũng cho rằng việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn là vấn đề nan giải khi qua đối chất giữa hai cha con ông Son, cha thì bảo có đưa tiền nhưng con gái bảo không nhận.

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đang nêu ý kiến tại phiên họp. Ảnh: Đ.Minh

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đang nêu ý kiến tại phiên họp. Ảnh: Đ.Minh

Còn “non” vẫn bị ấn làm cán bộ

Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm nhìn nhận: “Một số bộ, ngành, địa phương có tình trạng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý còn nhiều trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực; bố trí người thân vào vị trí việc làm hoặc để người thân kinh doanh trong phạm vi quản lý, vi phạm quy định pháp luật về PCTN”.

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn cũng đề cập tới câu chuyện tuyển dụng và bố trí cán bộ, công chức không đủ tiêu chuẩn. “Thậm chí còn non lắm, chưa đạt yêu cầu nhưng người ta vẫn ấn những con người đó vào làm, để cuối cùng họ bị thui chột” - ĐB Sơn nhấn mạnh.

10 người trong hơn 1 triệu người kê khai tài sản có vi phạm

Theo báo cáo của Chính phủ, số người đã kê khai tài sản, thu nhập trong năm là hơn 1 triệu người. Trong đó, số bản kê khai đã công khai có 46 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập.

Qua xác minh, phát hiện 10 trường hợp vi phạm, đã xử lý kỷ luật tám trường hợp. Trong đó, Bộ Công an hai người, Đà Nẵng một người, Khánh Hòa hai người, Tây Ninh hai người, Thanh Hóa một người. Đang xem xét xử lý kỷ luật hai trường hợp. 

Ông cũng nêu thực tế diễn ra tại các doanh nghiệp nhà nước, người dân than phiền con em của người lao động khó lòng vào những chỗ đó. “Ở đâu đó tồn tại những chi nhánh, đơn vị, tổ chức ở các địa phương, ngồi ăn mà hơn một nửa bếp ăn là con em gia đình một vài vị lãnh đạo của đơn vị” - ông Sơn nói.

Nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cũng nhận định tình trạng bổ nhiệm lãnh đạo thiếu điều kiện, tiêu chuẩn vẫn diễn ra là một trong những hạn chế trong công tác PCTN năm qua. Đại diện nhóm nghiên cứu, ông Đỗ Đức Hồng Hà dẫn chứng: Trong năm qua, các ngành, địa phương đã tiến hành 1.459 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó có 131 trường hợp bị thu hồi quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; 176 trường hợp thu hồi, hủy bỏ quyết định tuyển dụng, tiếp nhận. Có 121 trường hợp bị thu hồi, hủy bỏ quyết định nâng ngạch, chức danh nghề nghiệp; 15 trường hợp bị kỷ luật từ khiển trách đến buộc thôi việc…

“Để họ khai đã nhận hối lộ triệu USD là không đơn giản”

Sáng 4-9, Ủy ban Tư pháp tiếp tục phiên họp thẩm tra các báo cáo tư pháp với phần giải trình của đại diện các cơ quan tố tụng.

Cho rằng “án tham nhũng khó hơn cả án ma túy”, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí cho hay gần đây mới có những vụ lớn khai nhận hàng triệu USD. Theo ông, từ thực tế này có hai vấn đề, hoặc không có (tham nhũng), hoặc là có nhưng cơ quan chức năng không phát hiện ra được.

“Đây là một cuộc đấu tranh, ai giỏi thì thắng, ai kém thì thua, không phải chúng ta cứ muốn là được” - ông Trí nói và lý giải việc đưa nhận hối lộ chỉ có hai người, chứng cứ chủ yếu là từ “miệng”, nên đấu tranh để họ khai nhận đã nhận hối lộ triệu USD là không đơn giản.

“Ngay từ giai đoạn đầu đã khó khăn, riêng chuyện “mời” mấy ông bộ trưởng, mấy ông trung ương vào trong trại giam cũng là một cuộc đấu tranh. Nhiều người nói tôi là đừng bắt nhưng không bắt không làm được” - Viện trưởng VKSND Tối cao tiếp.

“Nói để các đồng chí chia sẻ, vào cuộc rồi mới thấy thương anh em. Tới giờ này, có thể thấy kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng năm sau đã làm tốt hơn năm trước. Riêng chuyện có đối tượng thừa nhận là nhận triệu USD, nửa triệu USD đã là nỗ lực lớn” - ông Trí nhấn mạnh và cho rằng đây là nỗ lực lớn, trong khi năng lực đội ngũ chúng ta chỉ cỡ đó.

Trong khi đó, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an, nhận định: “Tham nhũng hay lẫn vào các vụ án kinh tế, có vi phạm về kinh tế mới ra tham nhũng được”. Ông cũng thừa nhận “rất khó điều tra hành vi tham nhũng”. “Trong tham nhũng thì hành vi tham ô còn dễ phát hiện hơn, vì liên quan đến sổ sách, lấy tiền ra chia nhau. Còn chuyện đưa/nhận hối lộ là rất khó khăn” - ông nói.

“Báo chí đưa tin kết thúc điều tra vụ MobiFone/AVG. Lực lượng điều tra phải hết sức cố gắng mới tra ra được, vì xung quanh chuyện đưa tiền nong này chỉ có người đưa, người nhận. Chỉ anh biết, tôi biết, trời biết, ngoài ra không ai biết cả nên rất khó. Nhưng cũng phải nói là các đối tượng rất thành khẩn, chứ nếu không cũng khó” - Thứ trưởng Công an nói. 

Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã cố tình sai phạm thế nào để nhận 3 triệu USD?

Kết luận điều tra xác định ông Nguyễn Bắc Son, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT, chỉ đạo cấp dưới chuyển nhượng cổ phần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ĐỨC MINH ([Tên nguồn])
Mobifone mua AVG Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN