Thiên tài tí hon tiết lộ cách nhớ dãy 120 số nhị phân trong tích tắc

Sự kiện: Tin nóng

Các cụm số 0 và 1 trở thành những hình ảnh gần gũi, có ý nghĩa khi đi vào não bộ của thiên tài này.

Thiên tài tí hon tiết lộ cách nhớ dãy 120 số nhị phân trong tích tắc - 1

Nam Sung Jun đang trổ tài nhớ dãy 120 số nhị phân

Nam Sung Jun (12 tuổi) vừa chính thức xác lập kỷ lục Việt Nam về khả năng ghi nhớ 120 số nhị phân ngẫu nhiên trong thời gian ngắn nhất. Với thành tích đặc biệt này, Nam Sung Jun được nhiều người đánh giá là có bộ não “siêu phàm”, nhưng thực tế Nam Sung Jun có bộ nào cũng như bao người, chỉ khác ở phương pháp tiếp thu và ghi nhớ thông tin.

Chia sẻ với PV về “bí kíp” nhớ 120 số nhị phân ngẫu nhiên, Nam Sung Jun cho biết em nhớ theo từng cụm 6 số. Theo đó, cứ mỗi 6 chữ số nhị phân sẽ được em phân thành một cụm, và mỗi 3 chữ số trong đó sẽ tạo thành một cụm nhỏ hơn để khi ghép lại tạo nên một con số có hai chữ số.

“Con lấy 6 số nhị phân chuyển thành một số có hai chữ số, rồi dùng cặp số đó chuyển thành hình trong một câu chuyện. Ví dụ, 001001 thì con giải thành 11 (001 trong hệ nhị phân tức là số 1 trong hệ thập phân - PV), con số này có hình dạng giống như cái thang; còn cụm 000001 tạo thành số 01 (000 là 0, 001 là 1 - PV) thì con liên tưởng tới cây dù”, Nam Sung Jun đưa ra những ví dụ trực quan.

Bằng phương pháp này, Nam Sung Jun cũng từng đạt giải nhì trong một cuộc thi siêu trí nhớ tại Hàn Quốc. “Ở cuộc thi này, người ta không đọc từng con số mà phát cho tụi con một tờ giấy có in 1.000 con số. Sau khi hết thời gian 5 phút, ai nhớ được nhiều số nhất theo đúng thứ tự là người chiến thắng”, Nam Sung Jun nhớ lại.

Thiên tài tí hon tiết lộ cách nhớ dãy 120 số nhị phân trong tích tắc - 2

Nam Sung Jun mang dòng máu Việt - Hàn, trong đó có mẹ là bà Diệu Thủy (40 tuổi).

Cũng nhằm giải thích rõ hơn cách Nam Sung Jun đã thực hiện, anh Nguyễn Phùng Phong - người huấn luyện Nam Sung Jun cho biết, “bí kíp” để giúp não bộ có khả năng ghi nhớ dãy số là dùng kỹ thuật mã hóa.

“Bé có thể nhìn cụm 001100 ra thành chiếc tủ lạnh hay bất kỳ hình ảnh nào mà bé nghĩ có liên quan. Cứ mỗi 6 con số sẽ được não bé tạo ra một hình ảnh khác nhau nhưng có liên kết với nhau trong một bối cảnh cụ thể. Tổng quan có thể hình dung một bức tranh như con vật này đứng bên phải tủ lạnh, con vật kia đứng trước tủ lạnh...”, anh Phong nói.

Theo anh Phong, trong khi trình độ của Nam Sung Jun đã đạt mức nhóm 6 chữ số nhị phân để tạo thành một hình ảnh, thì đối với anh Phong hiện tại là 18 chữ số nhị phân và anh sẽ tiếp tục đào tạo thêm cho cậu học trò của mình. Với số lượng số chữ số nhị phân được nhóm cụm lớn hơn thì khả năng ghi nhớ sẽ càng được mở rộng hơn.

Về quá trình đào tạo cho Nam Sung Jun, anh Phong chia sẻ: “Tôi thường dành cho Nam Sung Jun một tuần 3 buổi, mỗi buổi chừng nửa tiếng tới 45 phút. Nếu đi dạy về khuya quá, không khớp giờ với Hàn Quốc thì tôi sẽ nhắn tin cho bé đọc sau. Chủ yếu tôi dạy Nam Sung Jun qua Facebook và Viber, tới hiện tại thầy trò đã có 11 tháng như vậy”.

“Lúc đầu tôi nhận định bé là một người không tập trung - đang làm việc này một tí là lại quay sang làm việc khác, thiếu hào hứng trong việc học tập, nhưng được cái bé rất thích môn trí nhớ nên tôi nghĩ mình phải làm cái gì đó. Sau khi tôi trang bị cho bé những phương pháp để nhớ thì bé đã nhận ra việc học rất dễ dàng”, anh Phong nói.

Theo anh Phong, nhị phân là một dạng thông tin rất khó nhớ nhưng vẫn có thể đi vào não bộ của Nam Sung Jun thông qua những hình ảnh gần gũi, thân quen. Đối với việc học tập, tùy từng môn mà anh đào tạo cho Nam Sung Jun những kỹ thuật khác nhau. Chẳng hạn, Tiếng Anh sử dụng mẫu ký tự la-tinh nên rất khó để học đối với người Hàn Quốc, nhưng sử dụng phương pháp mã hóa hình ảnh đã giúp bé Nam Sung Jun có thể học Tiếng Anh trội hơn những bé khác.

Clip: Thiên tài nhí trổ tài nhớ 120 số nhị phân trong tích tắc

Giải mã khả năng siêu phàm của

Nếu nắm được phương pháp, khả năng nhớ dãy 1.800 con số như anh Phong không có gì lạ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN