Thí sinh được nâng điểm ở Sơn La toàn con cán bộ: Cần phải xử lý nghiêm!

"Dùng chức quyền hay tiền bạc để mua điểm cho con là hành vi chúng ta không thể chấp nhận được. Những thí sinh gian lận điểm thi tại Hòa Bình và Sơn La đã chiếm chỗ chứ tôi không muốn nói là “ăn cắp” chỗ của những thí sinh cần cù, cố gắng để có điểm số cao", GS.TS Phạm Tất Dong cho hay.

Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ, 44 thí sinh trong danh sách "nâng điểm” ở Sơn La toàn là con cán bộ: Thí sinh mang số báo danh 14000430. Em này có 5 môn được sửa nâng điểm với tổng điểm chênh lệch giữa hai lần chấm là 25 điểm, trong đó cá biệt toán từ 2,6 điểm nâng thành 9,4 điểm, vật lý từ 2,75 điểm lên 9,5 điểm. Thí sinh này có bố là một cán bộ cấp phòng Công an tỉnh Sơn La.

Trường hợp thứ hai là thí sinh mang số báo danh 14000764, có 5 môn được sửa nâng điểm, tổng điểm chênh lệch giữa hai lần chấm là 23,35. Thí sinh có điểm ngoại ngữ là 3 được sửa nâng lên thành 9,6, điểm vật lý từ 3 lên 9,5. Bố của thí sinh này là ông P.H.S. - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Sơn La, mẹ là một trưởng phòng của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La.

Còn thí sinh khác là con có bố là Phó Chủ tịch UBND huyện Huỳnh Nhai, mẹ là cán bộ công an tỉnh; thí sinh có bố là chánh Thanh tra Sở GD&ĐT Sơn La, chánh văn phòng tỉnh ủy…

Thí sinh được nâng điểm ở Sơn La toàn con cán bộ: Cần phải xử lý nghiêm! - 1

Danh sách thí sinh gian lận điểm thi là “con đồng chí nào” (theo Tuổi trẻ)

Ngay sau khi danh sách thí sinh gian lận điểm thi là “con đồng chí nào” được đăng trên tờ Tuổi trẻ nhiều người đã tỏ ra hết sức bất ngờ vì toàn “con ông cháu cha” được nâng điểm mà không xuất hiện bất cứ thí sinh nào là con nông dân.

Trao đổi với Infonet, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho biết: “Dùng chức quyền hay tiền bạc để mua điểm cho con là hành vi chúng ta không thể chấp nhận được. Những thí sinh gian lận điểm thi tại Hòa Bình và Sơn La đã chiếm chỗ chứ tôi không muốn nói là “ăn cắp” chỗ của những thí sinh cần cù, cố gắng để có điểm số cao.

Thời gian vừa qua chúng ta cứ tranh luận mãi một chuyện có nên công khai danh tính của phụ huynh và thí sinh có con được nâng điểm trong vụ gian lận điểm thi hay không. Tôi thấy có người nói vì lí do nhân văn, vì tương lai của các thí sinh đó, sợ các cháu xấu hổ, trầm cảm…Đó chỉ là ngụy biện cho thói “ăn cắp trắng trợn”.

Bởi lẽ, chính phụ huynh họ dùng tiền, hay dùng chức quyền để mua điểm cho con mình, chiếm chỗ của thí sinh khác thì bản thân khi họ làm việc đó họ đã không nhân văn một chút nào. Họ đã không nhân văn khi cướp mất cơ hội vào đại học của các thí sinh thi bằng thực lực của mình, họ đã không nhân văn với những phụ huynh là nông dân, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để nuôi con ăn học. Vậy tại sao chúng ta phải nhân văn với họ?

Còn thí sinh, các em đó làm bài tốt hay không tốt thì thí sinh biết rõ hơn ai hết. Chúng ta không thể nói là vì thi trắc nghiệm nên “khoanh bừa” đáp án và hên xui được điểm cao. Điều đó chỉ là xác suất rất nhỏ. Một thí sinh điểm thực 1 điểm mà khi báo điểm được 9 điểm thậm chí 9,75 thì chính em đó cũng biết lí do tại sao mình cao điểm như vậy. Các em hoàn toàn có thể từ chối số điểm “gian lận” đó vì nó là hành vi trái đạo đức cơ mà.

Quan điểm của cá nhân tôi, phải xử lý thật nghiêm minh với những phụ huynh can thiệp điểm cho con vì đó là thói "ăn cắp trắng trợn". Thậm chí, nếu có bằng chứng họ dùng tiền mua điểm thì phải xử lý hình sự, công khai tất cả danh tính và hình thức xử lý cho cả nước được biết.

Gian lận thi THPT ở Sơn La: Một thiếu tá an ninh bị tước danh hiệu CAND

Liên quan đến vụ gian lận điểm thi THPT ở Sơn La, Công an tỉnh Sơn La vừa tước danh hiệu CAND đối với một thiếu tá an...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh ([Tên nguồn])
Nghi vấn điểm thi cao bất thường ở các tỉnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN