Sốt xuất huyết bùng phát, 18 người đã tử vong

Trong 8 tháng đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận hơn 29.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 50/53 tỉnh. Đặc biệt, đến nay đã có 18 người tử vong.

Trước tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, ngày 11.9, Bộ Y tế tổ chức họp báo, cung cấp thông tin cho báo chí về dịch sốt xuất huyết đang đe dọa tính mạng người dân trong cả nước.

Tại đây, ông Trần Đắc Phu- Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận hơn 29.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 50/53 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh khu vực miền Nam.

Đặc biệt, 18 người tử vong do sốt xuất huyết ghi nhận tại 10 tỉnh, chủ yếu tập trung tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, tại miền Bắc, ông Phu cũng thông tin, dịch sốt xuất huyết cũng diễn biến khó lường. Hiện toàn thành phố có hơn 1.500 ca sốt xuất huyết được ghi nhận từ đầu năm đến nay; tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sốt xuất huyết bùng phát, 18 người đã tử vong - 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Theo ông Phu, bệnh sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, bùng phát 4-5 năm/lần. Do đó, để ứng phó với bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế chủ động kiểm soát, chuẩn bị và sẵn sàng đáp ứng với các tình huống của bệnh.

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cũng thông tin, thời gian qua Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn kiểm tra chống dịch sốt xuất huyết, tập trung vào các tỉnh có nguy cơ cao. Song, để giải quyết dứt điểm sốt xuất huyết thì bài toán duy nhất đó là phải có vắc-xin. Tuy nhiên, sốt xuất huyết có 4 chủng nên rất khó sản xuất vắc-xin.

“Điều quan trọng để phòng sốt xuất huyết vẫn là ý thức của người dân”, ông Phu nhấn mạnh.

Lo lắng với dịch sốt xuất huyết ở miền Bắc hiện nay, ông Phu cho biết, sốt xuất huyết sẽ còn có những diễn biến phức tạp trong thời gian tới.

Theo ông, vấn đề nan giải nhất khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát là các dụng cụ phế thải, như chai lọ, xô chậu, mảnh vỡ xung quanh nhà rất nhiều. Đây là ổ phát sinh dịch bệnh… Bởi vậy, việc giải quyết tận gốc rễ, người dân phải việc vệ sinh môi trường và nhà ở.

Do vậy, ông Phu khuyến cáo người dân, bên cạnh việc vệ sinh nhà ở, nếu gia đình nào buộc phải tích trữ nước trong nhà như kệ chân giường, lọ hoa… nên cho muối vào trong đó sẽ đảm bảo hơn, bởi khi muỗi đẻ trứng vào đó, trứng cũng không nở được, mà muối có thể diệt được lăng quăng….

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN