Sau vụ sập cầu Ghềnh, Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý những cây cầu yếu

Các đơn vị phải phối hợp đồng bộ, nhanh, tăng tốc và quết liệt hơn nữa, bố trí mọi nhân vật lực để hoàn thành sớm cầu Ghềnh mới, nối lại tuyến đường sắt Bắc–Nam.

Sau vụ sập cầu Ghềnh, Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý những cây cầu yếu - 1

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm và chỉ đạo các đơn vị thực hiện khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh (Ảnh: A. X)

Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với các đơn vị tham gia khắc phục sự cố cầu Ghềnh tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vào sáng 3.4.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng biểu dương nỗ lực của Bộ GTVT, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, tỉnh Đồng Nai đã phản ứng nhanh, thực hiện khắc phục cầu Ghềnh sau sự cố sà lan đâm sập cầu.

Đối với việc xây dựng cầu Ghềnh mới, ông Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, các đơn vị cần đẩy nhanh, tăng tốc và quyết liệt hơn nữa để cầu Ghềnh mới sớm hoàn thành, nối thông tuyến đường sắt Bắc–Nam.

“Trong quá trình thi công cầu Ghềnh mới, các đơn vị phải chú ý đảm bảo an toàn thi công, không để tai nạn lao động xảy ra, đồng thời đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Theo Phó Thủ tướng, tai nạn đường sắt, đường thủy ít xảy ra hơn so với đường bộ, tuy nhiên khi xảy ra thì tính chất và mức độ rất nghiêm trọng. Do đó, Bộ GTVT và ngành đường sắt cần ra soát lại các đường ngang giao nhau với đường sắt để có phương án đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, Bộ GTVT và các đơn vị cần phải rà soát ngay các cây yếu trên toàn quốc để triển khai phương án sửa chữa hoặc thay cầu mới.

Sau vụ sập cầu Ghềnh, Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý những cây cầu yếu - 2

Dự kiến việc xây cầu Ghềnh mới sẽ hoàn thành vào giữa tháng 7.2016

Ông Phúc cũng đề nghị Bộ Công an chỉ đạo phối hợp với Công an Đồng Nai rà soát lại các bước điều tra, đưa ra hình thức xử lý lái tàu kéo và chủ tàu kịp thời, đảm bảo tính răn đe của pháp luật.

Tại buổi làm việc, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết nhằm tăng cường năng lực vận chuyển, đơn vị đã cải tạo và nâng cấp nhà ga, bãi hàng tại ga Biên Hòa, Hố Nai và Trảng Bom và dự kiến đến giữa và cuối tháng này, việc cải tạo sẽ hoàn thành.

Hiện ngành đường sắt vẫn duy trì 8 đôi tàu/ngày, giảm 3 đôi/ngày từ sau sự cố sà lan đâm sập cầu Ghềnh. Ngoài ra, ngành đường sắt lập mới  57 đôi tàu chuyển tải hành khách đoạn Sài Gòn – Sóng Thần và kết hợp với chuyển tải bằng ô tô đoạn Sóng Thần – Biên Hòa.

Về vận chuyển hàng hóa, đã bố trí bốc dỡ, chuyển hàng từ ga Trảng Bom và Hố Nai. Hiện nay, đã giải phóng được toàn bộ hàng hóa cho 14 đoàn tàu và tổ chức xếp dỡ khôi phục tàu chuyên tuyến 4 đôi/ngày.

Trước đó, vào trưa 20.3, tàu kéo kéo theo sà lan chở cát lưu thông trên sông Đồng Nai hướng về cầu Hóa An. Khi đến cầu Ghềnh, tàu kéo tông cực mạnh vào mố cầu số 2. Cú đâm mạnh làm nhịp cầu này rớt chìm xuống sông. Nhịp cầu thứ 3 cũng rớt và cắm một đầu dưới sông. Thời điểm sà lan đâm sập cầu có 4 người đi xe máy, có hai người bị rớt theo nhịp cầu nhưng may mắn thoát nạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Thanh ([Tên nguồn])
Sập cầu Ghềnh ở Đồng Nai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN