Phục dựng ngôi đình thần 300 năm tuổi tại Thủ Thiêm

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Đình Thần An Khánh có tuổi đời 300 năm đang được phục dựng, hoàn thiện những công đoạn cuối cùng tại Khu đô thị Thủ Thiêm, TP Thủ Đức.

Thời gian qua, đơn vị thi công đang hoàn thành những hạng mục cuối phục dựng đình An Khánh mới tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ngôi đình mới được phục dựng các hạng mục có tổng diện tích 1.266m2, kế bên ngôi đình cũ đã di dời, nằm khá nổi bật bên sông Sài Gòn, cầu Ba Son.

Thời gian qua, đơn vị thi công đang hoàn thành những hạng mục cuối phục dựng đình An Khánh mới tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường An Khánh, TP Thủ Đức, TP.HCM. Ngôi đình mới được phục dựng các hạng mục có tổng diện tích 1.266m2, kế bên ngôi đình cũ đã di dời, nằm khá nổi bật bên sông Sài Gòn, cầu Ba Son.

Sau gần một năm thi công, các hạng mục chính của ngôi đình đã hoàn thành. Cổng đình được đặt về hướng Đông, bộ khung cổng bằng chất liệu gỗ với 3 tầng mái lợp ngói, 8 cột đã được dựng nổi bật phía trước đình.

Sau gần một năm thi công, các hạng mục chính của ngôi đình đã hoàn thành. Cổng đình được đặt về hướng Đông, bộ khung cổng bằng chất liệu gỗ với 3 tầng mái lợp ngói, 8 cột đã được dựng nổi bật phía trước đình.

Các kèo, cột, mái cổng đình được khắc hoạ nhiều chi tiết hoa văn truyền thống của Việt Nam.

Các kèo, cột, mái cổng đình được khắc hoạ nhiều chi tiết hoa văn truyền thống của Việt Nam.

Đình chính được xây dựng 2 gian, diện tích 381m2, bên cạnh là hai khối phụ trợ rộng hơn 200m2. Kết cấu chính điện bằng khung gỗ, lợp ngói, mặt sàn bằng đá, gạch trên nền cao ráo.

Đình chính được xây dựng 2 gian, diện tích 381m2, bên cạnh là hai khối phụ trợ rộng hơn 200m2. Kết cấu chính điện bằng khung gỗ, lợp ngói, mặt sàn bằng đá, gạch trên nền cao ráo.

Kiến trúc ngôi đình mới vẫn giữ nguyên được những nét đặc trựng, phong cách đình, đền, chùa truyền thống Việt Nam.

Kiến trúc ngôi đình mới vẫn giữ nguyên được những nét đặc trựng, phong cách đình, đền, chùa truyền thống Việt Nam.

Mái đình lợp ngói âm dương, trên đỉnh mái gian chính gắn hình tượng trang trí “lưỡng long tranh châu” với hai con rồng đặt đối xứng hai bên một quả cầu.

Mái đình lợp ngói âm dương, trên đỉnh mái gian chính gắn hình tượng trang trí “lưỡng long tranh châu” với hai con rồng đặt đối xứng hai bên một quả cầu.

Góc mái đình xung quanh cũng được gắn đồng bộ hoa văn.

Góc mái đình xung quanh cũng được gắn đồng bộ hoa văn.

Toàn bộ ngôi đình có 28 cột gỗ, đế cột bằng đá chống đỡ, hành lang xung quanh đình chính thông thoáng.

Toàn bộ ngôi đình có 28 cột gỗ, đế cột bằng đá chống đỡ, hành lang xung quanh đình chính thông thoáng.

Các cửa chính, cửa phụ đình bằng gỗ cũng được khắc hoạ nhiều chi tiết tinh xảo.

Các cửa chính, cửa phụ đình bằng gỗ cũng được khắc hoạ nhiều chi tiết tinh xảo.

Hệ thống vì kèo, cột bên trong 2 gian đình cũng có nhiều hoa văn đẹp mắt.

Hệ thống vì kèo, cột bên trong 2 gian đình cũng có nhiều hoa văn đẹp mắt.

Bên trong chính điện đình An Khánh được đặt bàn thờ tạm giữa gian. Nhiều bàn thờ bằng gỗ đã được chuyển đến đình. Bàn thờ chính thờ Thần Thành hoàng bổn cảnh cùng các bàn thờ khác như Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư…

Bên trong chính điện đình An Khánh được đặt bàn thờ tạm giữa gian. Nhiều bàn thờ bằng gỗ đã được chuyển đến đình. Bàn thờ chính thờ Thần Thành hoàng bổn cảnh cùng các bàn thờ khác như Tả ban, Hữu ban, Tiền hiền, Hậu hiền, Tiên sư…

Khuôn viên đình rộng rãi, có diện tích 684m2, sân đình được lát đá, xung quanh trồng cỏ, các loại cây cảnh hài hoà. Một số cây xanh cổ thụ cũng đã được trồng trong và ngoài khuôn viên đình.

Khuôn viên đình rộng rãi, có diện tích 684m2, sân đình được lát đá, xung quanh trồng cỏ, các loại cây cảnh hài hoà. Một số cây xanh cổ thụ cũng đã được trồng trong và ngoài khuôn viên đình.

Đình An Khánh được khai lập trong khoảng thời gian từ năm 1679 - 1725, là công trình cấp III, kết cấu tường gạch, lợp tôn, trong khuôn viên đình có mộ vị tướng họ Trần (nay đã được khai quật và phục dựng tại khu mộ cổ Gò Quéo).

Đình An Khánh được khai lập trong khoảng thời gian từ năm 1679 - 1725, là công trình cấp III, kết cấu tường gạch, lợp tôn, trong khuôn viên đình có mộ vị tướng họ Trần (nay đã được khai quật và phục dựng tại khu mộ cổ Gò Quéo).

Việc phục dựng đình An Khánh nhằm lưu giữ nét đẹp văn hoá, truyền thống, tín ngưỡng, tôn vinh công lao, thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân, đối với người có công mở đất khai phá, tại dựng vùng đất Thủ Thiêm.

Việc phục dựng đình An Khánh nhằm lưu giữ nét đẹp văn hoá, truyền thống, tín ngưỡng, tôn vinh công lao, thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân, đối với người có công mở đất khai phá, tại dựng vùng đất Thủ Thiêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghi Xuân ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN