Ngôi đình cổ bằng đá xanh còn lại duy nhất ở Việt Nam

Sự kiện: 24h vạn dặm

Không chỉ có lối kiến trúc đẹp, ngôi đình Đá ở Nam Định còn được người dân địa phương xem như báu vật vì có bề dày lịch sử. Đình Đá được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia từ năm 1992.

Đình Đá thuộc thôn Nam Hà (xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) là một công trình kiến trúc lớn tọa lạc trên khu đất cao, với diện tích trên 2 mẫu, ở giữa cánh đồng xa khu dân cư. Đình Đá là nơi thờ ba anh em họ Vũ là những vị tướng thời Hùng Vương, trong đó người em út là Vũ Uy được tôn làm Thành hoàng làng.

Đình Đá thuộc thôn Nam Hà (xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) là một công trình kiến trúc lớn tọa lạc trên khu đất cao, với diện tích trên 2 mẫu, ở giữa cánh đồng xa khu dân cư. Đình Đá là nơi thờ ba anh em họ Vũ là những vị tướng thời Hùng Vương, trong đó người em út là Vũ Uy được tôn làm Thành hoàng làng.

Đây là ngôi đình làng bằng đá duy nhất còn tồn tại. Trải qua hàng trăm năm, ngôi đình vẫn còn lưu giữ những nét cổ xưa với 4 tòa chính. Ông Nguyễn Văn Cư, người trông coi đình Đá cho biết, lần tu sửa ngôi đình gần nhất là vào thời vua Thành Thái (1892) và một lần cách đây 70 năm

Đây là ngôi đình làng bằng đá duy nhất còn tồn tại. Trải qua hàng trăm năm, ngôi đình vẫn còn lưu giữ những nét cổ xưa với 4 tòa chính. Ông Nguyễn Văn Cư, người trông coi đình Đá cho biết, lần tu sửa ngôi đình gần nhất là vào thời vua Thành Thái (1892) và một lần cách đây 70 năm

Tòa bái đường của đình Đá có 5 gian. Các cột, xà, hệ thống cửa võng đến các thanh đấu, trụ... vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc

Tòa bái đường của đình Đá có 5 gian. Các cột, xà, hệ thống cửa võng đến các thanh đấu, trụ... vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc

Mặt tiền tòa bái đường, ở ngay vị trí trung tâm là hình ảnh ba con rồng rất to, khỏe, râu tóc uy nghi, thân, vây uyển chuyển, bố cục theo tư thế chầu cân đối

Mặt tiền tòa bái đường, ở ngay vị trí trung tâm là hình ảnh ba con rồng rất to, khỏe, râu tóc uy nghi, thân, vây uyển chuyển, bố cục theo tư thế chầu cân đối

Tất cả phần cột bái đường được đặt trên trụ quả bồng

Tất cả phần cột bái đường được đặt trên trụ quả bồng

 Tám cột đá là 8 bức phù điêu chạm nổi những con rồng đang thế bay lên giữa những đám mây mềm mại

 Tám cột đá là 8 bức phù điêu chạm nổi những con rồng đang thế bay lên giữa những đám mây mềm mại

Mỗi gian của bái đường đều có bộ cửa võng bằng đá nguyên khối. Mỗi bộ cửa võng liền khối ấy không những tạo sự liên kết giữa các cột, mà còn là những bức phù điêu chạm khắc công phu với các hình tượng mặt hổ phù

Mỗi gian của bái đường đều có bộ cửa võng bằng đá nguyên khối. Mỗi bộ cửa võng liền khối ấy không những tạo sự liên kết giữa các cột, mà còn là những bức phù điêu chạm khắc công phu với các hình tượng mặt hổ phù

Bốn cột bốn ở bốn góc tòa bái đường hình vuông khắc tranh tứ quý trạm nổi: Tùng – Cúc – Trúc – Mai

Bốn cột bốn ở bốn góc tòa bái đường hình vuông khắc tranh tứ quý trạm nổi: Tùng – Cúc – Trúc – Mai

Theo các chuyên gia, rồng ở đình Đá được chạm nổi với thân hình mập mạp, bờm và móng sắc cùng đuôi mềm mại hài hòa với hoa lá và mây tản, mang phong cách thời Hậu Lê (thế kỷ XVII – XVIII)

Theo các chuyên gia, rồng ở đình Đá được chạm nổi với thân hình mập mạp, bờm và móng sắc cùng đuôi mềm mại hài hòa với hoa lá và mây tản, mang phong cách thời Hậu Lê (thế kỷ XVII – XVIII)

Ngôi đình cổ bằng đá xanh còn lại duy nhất ở Việt Nam - 10

Đình Đá được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1992

Đình Đá được công nhận là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia từ năm 1992

Cánh cửa gỗ lim được chạm nổi họa tiết lưỡng long chầu ở hai cánh cửa giữa và long chầu ở hai cánh bên cạnh

Cánh cửa gỗ lim được chạm nổi họa tiết lưỡng long chầu ở hai cánh cửa giữa và long chầu ở hai cánh bên cạnh

Theo các cao niên thôn Nam Hà, Đình Đá là di tích thờ 3 anh em họ Vũ là những vị tướng thời Hùng Vương, trong đó người em út là Vũ Uy được tôn làm thành hoàng làng. Ngoài ra còn có bài vị thờ hai người anh của ngài là Chính Ngọ và Gia Sửu

Theo các cao niên thôn Nam Hà, Đình Đá là di tích thờ 3 anh em họ Vũ là những vị tướng thời Hùng Vương, trong đó người em út là Vũ Uy được tôn làm thành hoàng làng. Ngoài ra còn có bài vị thờ hai người anh của ngài là Chính Ngọ và Gia Sửu

Hai bên Đình Đá có 2 giếng lớn, theo cụ chủ đền, các cụ cao niên trong làng cho đây là 2 mắt rồng “hiện bên trong hậu cung có lắp camera chống trộm và các đồ quý các cụ cất giữ ở những nơi bí mật trong xã”, ông Cư nói

Hai bên Đình Đá có 2 giếng lớn, theo cụ chủ đền, các cụ cao niên trong làng cho đây là 2 mắt rồng “hiện bên trong hậu cung có lắp camera chống trộm và các đồ quý các cụ cất giữ ở những nơi bí mật trong xã”, ông Cư nói

Nguồn: https://danviet.vn/ngoi-dinh-co-bang-da-xanh-con-lai-duy-nhat-o-viet-nam-50202013120286004.htm

Ngôi chùa ”dát vàng” có cả trăm con rồng, phượng uốn lượn ở Hưng Yên

Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi đến chùa  Phúc Lâm (Hưng Yên) bởi toàn bộ ngôi chùa có một màu vàng rực rỡ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN