“Kho báu” sưa đỏ có một không hai của lão nông miền sơn cước

Sự kiện: Cây sưa Lào Cai

Ở miền sơn cước xã Bản Qua (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), lão nông Đặng Văn San đang sở hữu vườn sưa đỏ trị giá cả tỷ bạc. Ai nhìn thấy “kho báu” của ông San đều trầm trồ thán phục.

Trong chuyến công tác đến với xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, chúng tôi được một số người dân bật mí về vườn sưa đỏ “có một không hai” của ông Đặng Văn San, sinh 1958, dân tộc Dao.

“Kho báu” sưa đỏ có một không hai của lão nông miền sơn cước - 1

Nhờ đức tính mày mò, ham học hỏi, đến nay, ông San đang sở hữu "kho báu" bạc tỷ nơi miền sơn cước.

Để "mục sở thị" vườn sưa đỏ của ông San, chúng tôi phải dò hỏi mãi bà con mới hé lộ con đường dẫn vào. Mất khoảng 15 phút đi xe máy, chúng tôi tìm đến lán ông San. Lán ông San nằm ở bên tay phải, đằng sau lán là khu đồi dốc với bạt ngàn cây sưa đỏ.

“Kho báu” sưa đỏ có một không hai của lão nông miền sơn cước - 2

Cận cảnh cây sưa đỏ của ông San được tư thương trả 200 triệu đồng.

Thấy khách lạ đến chơi, ông San không chút đề phòng mà niềm nở đón tiếp chúng tôi. Đối với vợ chồng ông San, việc có khách lạ đến thăm vuờn sưa của mình là chuyện như cơm bữa.

“Lúc đầu tôi cũng thấy bất an lắm, vì các con đều đi làm ở xa, nhà chỉ còn lại 2 vợ chồng già này. Trong khi vườn sưa càng ngày càng lớn, tôi cũng lo sợ bị kẻ trộm đốn hạ. Vì vậy, tôi phải bỏ ra 11 triệu đồng đầu tư 4 camera để bảo vệ “kho báu” này nên cũng an tâm hơn” – ông San tiết lộ.

“Kho báu” sưa đỏ có một không hai của lão nông miền sơn cước - 3

“Kho báu” sưa đỏ có một không hai của lão nông miền sơn cước - 4

Ông San phấn khởi khi sở hữu vườn sưa đỏ "có một không hai".

Ngược dòng thời gian trở lại năm 2007, ông San kể về cơ duyên với cây gỗ sưa đỏ: Tôi có ý tưởng làm kinh tế từ lâu rồi nhưng không biết nên trồng cây gì, nuôi con gì để làm giàu được. Năm 2007, tình cờ tôi thấy trên tivi vườn sưa đỏ của ông Lăng Văn Bắc ở làng Chanh (xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) cho giá trị kinh tế cao. Quá đam mê với gỗ sưa đỏ nên tôi quyết định tìm về tận nơi gặp ông Bắc học kỹ thuật trồng sưa và mua 200 cây giống với giá 2 triệu đồng mang về trồng.

 

“Kho báu” sưa đỏ có một không hai của lão nông miền sơn cước - 5

Để có vườn sưa đỏ bạc tỷ như hôm nay, vợ chồng ông San đã phải mất cả thập kỷ để chăm sóc.

Vườn sưa đỏ của ông San trồng cách nhà khá xa, vì vậy để tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, vợ chồng ông làm hàng rào quây lại khu vườn nuôi thêm con gà, con lợn để đảm bảo sinh kế.

“Hiện nay, số lượng sưa đỏ trong vườn có khoảng 400 cây, tuổi đời từ 10 – 12 năm. Cây có giá trị nhất được thương lái trả với giá 200 triệu, những cây còn lại dao động từ 80 – 170 triệu. Nhưng tôi không bán, muốn chăm sóc chúng (sưa đỏ - pv) thêm 10 năm nữa” – ông San bộc bạch.

 

“Kho báu” sưa đỏ có một không hai của lão nông miền sơn cước - 6

Lá cây Sưa đỏ có hình so le.

Theo ông San, để cây sưa đỏ phát triển tốt nên trồng trên đất bằng, nơi có độ cao 500m so với mực nước biển. Nếu trồng trên đất dốc, Sưa đỏ phát triển chậm hơn đất bằng nhưng ngược lại lõi phát triển to hơn.

Cũng theo ông San, cây Sưa đỏ từ lúc trồng đến lúc khai thác phải mất thời gian từ 10 năm trở lên. Lúc đó, lõi sưa đỏ có giá dao động từ 3,5 – 4 triệu đồng/kg. Hiện tại, cây to nhất trong vườn có đường kính 22cm, cây bé nhất đường kính khoảng 10cm.

“Kho báu” sưa đỏ có một không hai của lão nông miền sơn cước - 7

Thân cây Sưa đỏ của ông San rêu bám, sù sì.

“Đầu năm 2019, có tư thương đến trả 4 tỷ đồng cho vườn Sưa đỏ, nhưng tôi kiên quyết không bán. Mức giá này khá thấp, tôi ước tính khoảng 10 năm nữa, mỗi cây chỉ cần bán với mức giá bèo từ 50 – 100 triệu cũng bỏ túi hàng chục tỷ đồng rồi” – ông San nói.

Những độc chiêu lạ của giới săn gỗ sưa

Sau khi hàng loạt những vụ ăn trộm gỗ xưa xảy ra, hàng trăm đối tượng đã bị khởi tố thì gỗ sưa càng trở nên khan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuệ Linh ([Tên nguồn])
Cây sưa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN