Nóng trong tuần: Quyết định bất ngờ về "số phận" sổ hộ khẩu

Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân là thông tin nóng nhất tuần qua.

Sắp “khai tử” sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân

Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết 112/NQ-CP của chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Nóng trong tuần: Quyết định bất ngờ về "số phận" sổ hộ khẩu - 1

Chính phủ chấp thuận bỏ hộ khẩu, chứng minh nhân dân

Cụ thể, đối với lĩnh vực đăng ký quản lý, quản lý cư trú: Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

Từ đó, bãi bỏ kết quả giải quyết thủ tục là “sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định tại Luật Cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cư trú. Theo Nghị quyết này, các thủ tục như tách sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, gia hạn tạm trú… cũng được bãi bỏ.

Đối với lịch vực cấp, quản lý chứng minh nhân dân: Bãi bỏ các nhóm thủ tục hành chính về cấp quản lý chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân.

Bão số 12 càn quét với sức gió trên 100km/h gây thiệt hại khủng khiếp

Sáng sớm 4/11, bão số 12 đã đổ bộ vào đất liển các tỉnh Nam Trung Bộ từ Phú Yên đến Khánh Hòa khiến nhiều khu vực qua tâm bão bị tàn phá dữ dội.  

Nóng trong tuần: Quyết định bất ngờ về "số phận" sổ hộ khẩu - 2

Bão số 12 càn quét Nam Trung Bộ gây thiệt hại nặng nề

Gió giật trên 100km/h, mưa to, sóng biển cao 6-8m, nhiều khu vực cúp điện, cây đổ, nhà tốc mái, nhiều người chết và mất tích. Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa phải gánh chịu thiệt hại nặng nề khi bão đổ bộ.

Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 4/11, bão số 12 sau khi đổ bộ vào Nam Trung Bộ đã gây thiệt hại hết sức nặng nề về người và tài sản.

Bão số 12 đã làm chết 20 người (Khánh Hoà 12 người, Bình Định 3 người, Lâm Đồng 3 người; 2 người do sự cố tàu vận tải tại Bình Định); 17 người mất tích (Bình Định 3 người, Khánh Hoà 2 người, Phú Yên 1 người và 11 người do sự cố tàu vận tải tại Bình Định).

Bão số 12 cũng đã làm sập đổ 531 nhà, 23.755 nhà bị tốc mái, hư hỏng. Trong đó, tại tỉnh Phú Yên 19 nhà sập đổ, 7.917 nhà tốc mái, hư hỏng. Tại Khánh Hòa có 494 nhà sập đổ; 15.838 nhà tốc mái, hư hỏng.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sau khi đi vào đất liền phía nam Tây Nguyên, bão số 12 đã suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 16h cùng ngày, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia.

Mưa to liên tục từ chiều 4.11 đến nay cộng thêm thủy điện xả lũ khiến lũ đang lên rất nhanh tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Bình. Các tuyến đường ngập sâu, giao thông bị chia cắt.

Đại biểu Quốc hội đề xuất thay đổi giờ làm việc

Phát biểu thảo luận tại Quốc hội sáng 31/10, Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định đề xuất Chính phủ nghiên cứu áp dụng thay đổi giờ làm việc đối với khối hành chính, dịch vụ công và khối giáo dục công lập ở các đô thị.

Nóng trong tuần: Quyết định bất ngờ về "số phận" sổ hộ khẩu - 3

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định

Ông Cảnh cho biết, trên thế giới, các nước bắt đầu làm việc từ 8h-8h30, thời gian nghỉ trưa của họ cũng ít hơn. Theo nghiên cứu, các nước có thời gian nghỉ trưa dài hơn cũng có nền kinh tế kém phát triển hơn so với phần còn lại. Trong khi thực tế ở Việt Nam, hiện nay thời gian bắt đầu làm việc thường từ 7h-7h30 sáng, kết thúc vào lúc 5h chiều, thời gian nghỉ trưa kéo dài từ 1,5 tiếng đến 2 tiếng đồng hồ.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng nếu các nước đã nghiên cứu giờ làm hợp lý thì Việt Nam cũng nên xem xét thay đổi cho phù hợp. Đó là giờ làm việc bắt đầu từ 8h30 sáng, kết thúc lúc 5h chiều, thời gian nghỉ trưa kéo dài 1 giờ. Riêng đối với khối sản xuất và khối doanh nghiệp, họ sẽ tự quyết định giờ làm cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của từng đơn vị.

Theo ông Cảnh, nếu thực hiện thay đổi, sẽ đem lại nhiều lợi ích về vấn đề giao thông; vấn đề sức khỏe người lao động và hiệu quả công việc; sức khỏe học sinh và quan hệ gia đình, quan hệ xã hội; tiết kiệm năng lượng.

Nam sinh viên giết hại dã man người phụ nữ tại chung cư cao cấp

Ngày 2/11, cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP.Hà Nội đã bắt giữ đối tượng Phạm Thanh Tùng (SN 1996, quê ở Ninh Bình, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội), nghi phạm sát hại chị H (SN 1981, ở Nam Định) tại một chung cư cao cấp ở quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Nóng trong tuần: Quyết định bất ngờ về "số phận" sổ hộ khẩu - 4

Phạm Thanh Tùng tại cơ quan công an

Trước đó, Tùng và chị H quen nhau qua mạng xã hội Facebook. Sáng 31/10, Tùng đến căn hộ của chị Htrên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân (Hà Nội) chơi. Lúc này, chị H ở nhà một mình và hai người đã có “quan hệ” tình cảm. Do đang nợ 60 triệu đồng vì cá độ bóng đá, Tùng nảy sinh ý định sát hại chị H để cướp tài sản. Đến 13h cùng ngày, lợi dụng chị H đang ngồi trong phòng khách, Tùng siết cổ và đâm chị H tử vong.  Sau đó, Tùng lấy điện thoại Vertu, iPhone 7 và 15 triệu đồng bỏ trốn.

Tùng từng là sinh viên khoa bóng rổ của trườngĐH sư phạm thể dục thể thao (TDTT) Hà Nội. Tuy nhiên, do Tùng nghỉ học dài ngày không có lý do nên nam sinh này bị buộc thôi học vào tháng 10/2017.

Ngoài giờ học tập tại trường, Tùng cũng tham gia làm người mẫu thời trang. Tùng là người khá nổi tiếng trong trường vì từng tham gia cuộc thi Vietnam’s Next Top Model (Người mẫu Việt Nam).

Đại diện trường ĐH sư phạm TDTT Hà Nội cũng cho biết, trong thời gian Tùng theo học tại trường, nhà trường nắm được thông tin Tùng dính vào nợ nần, chơi điện tử, có biểu hiện cá độ bóng đá. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với bạn bè, thầy cô Tùng tỏ ra rất lễ phép. Tùng không xích mích, mâu thuẫn với ai.

Lộ danh tính người lĩnh lương hưu khủng nhất Việt Nam

Ông N.T. (ngụ quận 7, TP HCM) hiện đang là người hưởng lương hưu hơn 100 triệu đồng/tháng.

Trước năm 2010, ông T. là tổng giám đốc một công ty FDI, sau năm 2010 ông làm ở một công ty tư vấn toàn cầu.Ông T. đóng BHXH được 23 năm 3 tháng. Mức lương đóng BHXH trước năm 2007 từ 90 triệu đồng đến gần 250 triệu đồng/tháng.

Nóng trong tuần: Quyết định bất ngờ về "số phận" sổ hộ khẩu - 5

Đồ họa quá trình đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu của ông T. Ảnh: Người lao động

Sau năm 2007, từ ngày Luật BHXH mới có hiệu lực đã khống chế mức trần, chỉ được đóng đến 20 lần mức lương cơ sở. Tháng cuối trước khi nghỉ hưu ông T. đóng BHXH 23 triệu đồng/tháng.

Khi nghỉ hưu vào tháng 4-2015, lương hưu đã 87 triệu đồng. Đến nay, qua hai lần điều chỉnh, lương hưu của người này đã hơn 100 triệu đồng/tháng.

Theo một cán bộ BHXH, lương hưu của ông T. cao là do ông T. đóng BHXH cao cho những năm trước năm 2007, hưởng lương bao nhiêu đóng BHXH bấy nhiêu.

Sắp ”khai tử” sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân

Cùng với việc bãi bỏ “sổ hộ khẩu“ và “giấy chứng minh nhân dân“, các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Vũ ([Tên nguồn])
Sự kiện nổi bật 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN