Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ

Cảnh sát cho rằng đường ống mục nát đã khiến khí gas bị rò rỉ gây nổ.

Ngày 12/3, Thị trưởng de Blasio đã tuyên bố vụ nổ khí gas khiến 2 tòa nhà bị sập ở khu Đông Harlem, New York là một “thảm họa tồi tệ nhất” trong bối cảnh đông đảo lực lượng cứu hỏa vẫn đang bới tìm trong đống đổ nát cùng với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ để cứu những người sống sót.

Theo lời kể của các nhân chứng ở hiện trường, vụ nổ khí gas kinh hoàng này đã san phẳng hai khu nhà và “thổi bay người lên cao”. Ba phụ nữ đã thiệt mạng ngay lập tức trong vụ nổ, hàng chục người khác bị thương, trong đó có nhiều trẻ em.

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 1

Hình ảnh tòa nhà chung cư trước và sau vụ nổ

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 2

Vụ nổ làm sụp đổ hoàn toàn 2 tòa nhà

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 3

Một người đàn ông ôm con chạy ra khỏi hiện trường

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 4

Các nạn nhân được đưa tới bệnh viện

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 5

Hàng chục lính cứu hỏa được huy động tới hiện trường

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 6

Vụ nổ được mô tả như một trận động đất ở New York

Sức ép do vụ nổ gây ra mạnh đến mức nó làm vỡ vụn cửa sổ của tòa nhà cách đó hàng chục mét, khiến những mảnh vụn bắn rải rác khắp khuôn viên của đại học Columbia và tạo ra rung chuyển như động đất quanh New York.

Nhân chứng Mustafa Shohataa đứng gần tòa nhà trên phố East 116 nói: “Cảm giác như cả thế giới rung chuyển”.

Hàng chục lính cứu hỏa và cảnh sát vẫn đang đào bới tại hiện trường với hy vọng tìm thấy 8 người còn mất tích trước khi một cơn bão mùa đông tràn vào thành phố.

Vụ nổ kinh hoàng này đã khơi lại trong tâm trí người dân New York ký ức kinh hoàng về vụ khủng bố ngày 11/9. Cảnh tượng tòa nhà khiến mọi người nhớ lại sự hỗn loạn và hoang tàn sau vụ khủng bố cách đây 13 năm.

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 7

Lính cứu hỏa đào bới đống đổ nát tìm kiếm 8 người mất tích

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 8

Khói bốc lên cao từ tòa nhà bị đổ sập

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 9

Cả khu vực xung quanh chìm ngập trong khói

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 10

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 11

Lính cứu hỏa đứng nhìn từ tòa nhà bên cạnh

Người dân New York bắt đầu đổ xô đến các bệnh viện để tìm người thân. Cô Montserrat Acevedo đã đi khắp 4 bệnh viện để tìm anh rể của mình nhưng vẫn chưa thấy. Cô nói: “Mọi thứ thật căng thẳng vì chúng tôi vẫn chưa biết được gì từ lúc 9 giờ sáng. Chúng tôi vẫn đang tìm cách liên lạc với anh ấy.”

Anh rể của cô sống ở tầng 2 của tòa nhà số 1644 trên phố Park Ave. Nếu anh ở nhà vào lúc vụ nổ xảy ra thì chắc chắn không có cơ hội sống sót.

Một số nguồn tin từ lính cứu hỏa cho biết nguyên nhân gây ra vụ nổ là do đường ống dẫn nước bị vỡ và tràn xuống đường ống dẫn khí đốt ngầm ở dưới mặt đường, khiến hệ thống đường ống khí đốt bị ăn mòn dần dần và bị rò rỉ khí gas gây ra vụ nổ.

Một số chuyên gia ở Mỹ cũng cho rằng từ sự cố nổ gas ở Harlem cho thấy hệ thống đường ống dẫn khí đốt ở Mỹ đang trở nên già cỗi và cần được thay thế.

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 12

Lính cứu hỏa nỗ lực dâp tắt đám cháy

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 13

Hiện vẫn còn 8 người bị mắc kẹt trong đống đổ nát

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 14

Lửa bùng lên sau khi vụ nổ xảy ra

Nổ lớn ở New York: Đường ống khí đốt quá cũ kỹ - 15

Hiện trường vụ nổ nhìn từ trên cao

Mỹ đã sử dụng hệ thống đường ống dẫn khí đốt tự nhiên từ đầu những năm 1900, và cho đến nay nhiều hệ thống dẫn khí đốt vẫn chạy ngầm bên dưới các tuyến phố. Gần 10.000 km đường ống tỏa đi 5 khu của thành phố New York cung cấp 65% nguồn nhiệt sưởi ấm cho người dân thành phố.

Theo báo cáo của Trung tâm Đô thị Tương lai, tuổi thọ trung bình của hệ thống đường ống khí đốt ngầm ở New York là 56 năm, và phần lớn đường ống này được làm bằng gang rất dễ bị ăn mòn và dẫn đến rò rỉ khí gas.

Ông Rob Jackson, giáo sư Đại học Duke và Stanford nhận định: “Phần lớn các vụ rò rỉ khí gas rất nhỏ. Tuy nhiên, khí rò rỉ ra đều là khí đốt 100% tự nhiên và có thể bùng cháy bất cứ lúc nào. Vì vậy, tất cả các vụ rò rỉ khí gas đều nguy hiểm.”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trí Dũng (Theo CNN) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN