Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 13 gây ra ở miền Trung

Sự kiện: Bão số 13 Vamco

Gió giật mạnh từ rạng sáng đến giờ khiến hàng chục nhà dân ở Quảng Trị bị tốc mái, nhiều cây xanh bị bật gốc, gãy đổ.. Tại Đà Nẵng, bãi biển, bờ sông tan hoang sau đêm "đón" bão số 13

Bão số 13 (bão Vamco) áp sát TP Đà Nẵng rạng sáng 15-11 khiến nước biển, nước sông Hàn dâng cao, vượt qua tuyến kè làm hư hỏng nhiều tuyến đường chính tại trung tâm thành phố.

Từ 3 giờ sáng 15-11, Đà Nẵng ngớt gió, mưa chỉ rả rích. Người dân thành phố Đà Nẵng nhận định, sức gió của bão số 13 không mạnh như bão số 9 trước đó. Tuy nhiên, nước biển, nước sông dâng cao tràn qua nhiều tuyến đường ven biển như Võ Nguyên Giáp, Bạch Đằng, Như Nguyệt tạo nên cảnh tượng chưa từng thấy.

Nước sông Hàn dâng cao, tràn lên lòng đường rạng sáng 15-11

Tại đường Như Nguyệt (phường Thuận Phước, quận Hải Châu), vỉa hè và kè cũng bị hư hại nặng nề sau những trận mưa lớn vừa qua. Đây không phải lần đầu tiên khu vực này bị ảnh hưởng bởi mưa bão.

Vỉa hè đường Như Nguyệt (ven sông Hàn) hư hại hoàn toàn do ảnh hưởng mưa bão

Vỉa hè đường Như Nguyệt (ven sông Hàn) hư hại hoàn toàn do ảnh hưởng mưa bão

Vết nứt gãy khiến đất đá, gạch ốp bị bong tróc

Vết nứt gãy khiến đất đá, gạch ốp bị bong tróc

Ghi nhận của phóng viên, nước sông Hàn dâng cao khiến sóng đánh vào bờ kè đường Như Nguyệt tạo nhiều điểm xói lở hàm ếch nguy hiểm. Trên đường nhựa, bùn cát cùng rác đọng lại khiến xe cộ lưu thông khó khăn.

Rác thải bị sóng đánh, tấp lại trên vỉa hè

Rác thải bị sóng đánh, tấp lại trên vỉa hè

Lực lượng chức năng sang gạt bùn đất, ổn định lưu thông tại đường Như Nguyệt

Lực lượng chức năng sang gạt bùn đất, ổn định lưu thông tại đường Như Nguyệt

Ghi nhận dọc tuyến đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp (ven biển phía Đông TP Đà Nẵng), rác và cát từ bờ biển bị sóng đánh lên đường tạo khung cảnh nhếch nhác.

Bãi cát dài hàng km ven biển Đà Nẵng bị sóng biển "nuốt" sạch

Bãi cát dài hàng km ven biển Đà Nẵng bị sóng biển "nuốt" sạch

Xói lở ngay cạnh đường Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)

Xói lở ngay cạnh đường Võ Nguyên Giáp (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)

Đặc biệt, đường Võ Nguyên Giáp (đoạn qua các phường Mân Thái, Thọ Quang), sóng biển dâng cao uy hiếp bờ kè biển. Ngư dân Phan Văn Đền (trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà) cho hay bờ biển khu vực trên đã bị xâm thực từ đợt bão số 9 (cuối tháng 10-2020).

Đường Võ Nguyên Giáp ngập ngụa rác thải, vỏ cây do nước biển kéo lên

Đường Võ Nguyên Giáp ngập ngụa rác thải, vỏ cây do nước biển kéo lên

Một vị trí xói lở do nước biển gây ra tại đường Võ Nguyên Giáp

Một vị trí xói lở do nước biển gây ra tại đường Võ Nguyên Giáp

"Nước biển "nuốt" gần 50 mét bờ cát. Rạng sáng 15-11, nước biển vượt kè, tràn lên bờ mang theo rác rưởi, rễ cây. Nước còn rút cát, gây xói mòn nhiều đoạn vỉa hè. Bờ cát đẹp, trải dài ngày nào giờ đã biến mất" – ông Đền cho hay.

Sóng biển uy hiếp bờ kè biển phía Đông TP Đà Nẵng

Nước biển dâng còn khiến hàng loạt lồng bè thủy sản bị hư hại

Nước biển dâng còn khiến hàng loạt lồng bè thủy sản bị hư hại

Ngư dân tại vịnh Mân Quang (TP Đà Nẵng) kiểm tra thiệt hại lồng bè sau bão

Ngư dân tại vịnh Mân Quang (TP Đà Nẵng) kiểm tra thiệt hại lồng bè sau bão

Cây cối, nhà cửa ngã đổ do ảnh hưởng của bão số 13 tại TP Đà Nẵng

Cây cối, nhà cửa ngã đổ do ảnh hưởng của bão số 13 tại TP Đà Nẵng

Quảng Trị: Nhiều nhà bị tốc mái, nhiều cây xanh bị bật gốc, gãy đổ

Ngày 15-11, ông Dương Viết Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) - cho biết bắt đầu từ 2 giờ cùng ngày tại các xã ven biển ở huyện này có gió giật mạnh kèm theo mưa. Thống kê ban đầu, trên địa bàn huyện có hàng chục nhà dân bị tốc mái, hàng loạt xây xanh trên các tuyến đường dẫn về các xã ven biển bị bật gốc, gãy đổ, chắn ngang đường.

Hàng loạt cây xanh ở huyện Hải Lăng bị gãy đổ, chắn ngang đường

Hàng loạt cây xanh ở huyện Hải Lăng bị gãy đổ, chắn ngang đường

Hàng chục nhà dân, quán xá ở huyện Hải Lăng bị tốc mái, hư hỏng

Hàng chục nhà dân, quán xá ở huyện Hải Lăng bị tốc mái, hư hỏng

Trong khi đó, ghi nhận tại vùng biển huyện Vĩnh Linh, nhiều hàng quán nằm ven bãi tắm Cửa Tùng bị gió giật tốc mái, sóng biển dâng cao, xô cuốn nhiều tấm gỗ lát nền. Ngoài ra, nước biển tràn vào đường nhựa gây ngập khoảng 50 cm cuốn theo nhiều tấm gạch lát vỉa hè.

Quán xá ở bãi tắm Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh bị tốc mái

Quán xá ở bãi tắm Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh bị tốc mái

Sóng đánh, cuốn trôi nhiều tấm ván lát nền quán xá ở bãi tắm Cửa Tùng

Sóng đánh, cuốn trôi nhiều tấm ván lát nền quán xá ở bãi tắm Cửa Tùng

Tại huyện đảo Cồn Cỏ, gió giật cấp 12 khiến nhiều khu vực bị tốc mái. Gần 200 người dân và lực lượng vũ trang trước đó đã được di dời xuống hầm để tránh trú bão số 13. Đến 9 giờ 30 phút cùng ngày, quân và dân trên đảo Cồn Cỏ vẫn đang tránh trú bão trong hầm, lương thực thực phẩm được chuẩn bị đầy đủ.

Gió giật cấp 12 ở huyện đảo Cồn Cỏ (Clip: CTV)

Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị - cho biết vào rạng sáng ngày 15-11, tại đất liền tỉnh Quảng Trị có gió giật mạnh cấp 7, cấp 8. Hiện bão đang áp sát đất liền, khi đổ bộ bão sẽ giảm cấp.

Thừa Thiên- Huế: Tàu thuyền bị chìm, nhà sập và tốc mái

Trường học xã Phú Thuận, huyện Phú Vang bị tốc mái. Nơi đây cũng có một số tàu cá bị đứt dây.

Trường học xã Phú Thuận, huyện Phú Vang bị tốc mái. Nơi đây cũng có một số tàu cá bị đứt dây.

Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 13 gây ra ở miền Trung - 17

Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 13 gây ra ở miền Trung - 18

Lúc 6 giờ sáng nay, gió ở vùng biển vẫn còn mạnh khiến cho mái tôn bị bung bật

Lúc 6 giờ sáng nay, gió ở vùng biển vẫn còn mạnh khiến cho mái tôn bị bung bật

Gió bắt đầu mạnh lên từ 2 giờ sáng nay, 15-11. Lúc 3 giờ, vị trí tâm bão vào khoảng 16.8oN; 108.1oE, cách Đà Nẵng khoảng 80km, Thừa Thiên - Huế khoảng 75km, Quảng Trị khoảng 110 km. Sức gió mạnh nhất: cấp 9-10 (75-100km/h), giật cấp 12. Tiếng gió hú thốc vào khiến cây cối như muốn ngả đổ, mái tôn gầm rít cả 4 giờ đồng hồ.

Cây gãy đổ

Cây gãy đổ

Người dân thị trấn Thuận An nói rằng đã lâu lắm rồi, kể từ cơn bão năm 1985 đổ bộ vào địa phương này gây thiệt hại lớn về người và tài sản, thì đến nay họ mới chứng kiến một cơn bão gió mạnh và lâu như vậy.

Gió mạnh lúc 6 giờ sáng nay

Vào lúc 3 giờ 30, gió mạnh khiến chiếc tàu cá TTH 99911TS bị đứt néo khi đang neo đậu ở phá Tam Giang đoạn qua tổ dân phố Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. Chiếc tàu đâm sầm vào căn nhà bà Lê Thị Xuyên ở gần đó khiến căn nhà bị sập đổ hoàn toàn. Chiếc tàu bị mắc kẹt. Rất may lúc này nhà không có người. Vào thời điểm này cũng có nhiều tàu cá neo đậu tại đây bị đứt dây, đâm vào bờ.

Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 13 gây ra ở miền Trung - 21

Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 13 gây ra ở miền Trung - 22

Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 13 gây ra ở miền Trung - 23

Tàu cá đâm vào làm sập nhà dân

Tàu cá đâm vào làm sập nhà dân

Clip nhà bị sập do tàu đức neo tông trúng

Clip nhà bị sập do tàu đức neo tông trúng

Nhiều khu vực ven biển ở Thừa Thiên - Huế và cả TP Huế cũng chịu tác động mạnh của gió bão. Hiện chưa có thống kê thiệt hại.

Bão số 13: Đã có 5 người bị thương

Theo báo cáo nhanh lúc 7 giờ ngày 15-11 của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về diễn biến của bão số 13 (Vamco). Đã có 5 người bị thương do chằng chống nhà cửa (Quảng Trị 2, Quảng Nam 3). Tính đến 7 giờ ngày 15-11, các địa phương từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã triển khai công tác di dời tổng cộng 93.795 hộ/ 324.780 người đến nơi an toàn (Hà Tĩnh: 3.616 hộ/12.486 người; Quảng Bình: 14.259 hộ/ 47.372 người; Quảng Trị: 13.470 hộ/ 39.725 người; Thừa Thiên- Huế: 22.348 hộ/73.940 người; Đà Nẵng: 16.135 hộ/ 78.544 người; Quảng Nam: 23.687 hộ/ 71.840 người; Quảng Ngãi: 280 hộ/873 người).

Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 13 gây ra ở miền Trung - 26

Nhà sập ở Thuận An (Thừa Thiên- Huế)

Nhà sập ở Thuận An (Thừa Thiên- Huế)

Theo đó, Hồi 4 giờ ngày 15-11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên- Huế. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Dự báo, trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Trong khi đó, do ảnh hưởng bão, từ 19 giờ ngày 14-11 đến 6 giờ ngày 15-11, các tỉnh Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị có mưa to đến rất to phổ biến từ 50 - 70mm, một số trạm có lượng mưa lớn như: Hải An (Quảng Trị) 148mm, Cửa Tùng (Quảng Trị) 108mm, Lộc Tiến (Thừa Thiên - Huế) 131mm, Hồ chứa nước Thủy Yên (Thừa Thiên- Huế) 119mm, Trạm Kiểm lâm Sông Bắc (Đà Nẵng) 118mm, Suối Lương (Đà Nẵng) 101mm.

Dự báo, từ ngày 15-16/11, từ phía Nam Nghệ An đến Quảng Nam có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 100-150mm/đợt, có nơi trên 200mm; ở Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An có mưa to với lượng mưa từ 40-80mm. Dự báo, đến trưa ngày 15-11, trên sông Bồ tại Phú Ốc lên mức 4,0m, dưới BĐ3 0,50m; Trên sông Hương tại Kim Long lên mức 2,8m, dưới BĐ3 0,70m. Các sông khác ở Quảng Nam và Quảng Trị dao động ở mức BĐ1 và trên BĐ1.

Hiện các hồ chức thủy điện cũng tiến hành xả lũ điều tiết. Khu vực Bắc Trung Bộ có 09 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s): Hủa Na: 78/143; Chi Khê: 358/521; Quảng Trị: 45/22; Đakrông 1: 69/107; A Lưới: 54/102; Bình Điền: 842/567; Hương Điền: 618/408; Thượng Lộ: 380/439; A Roàng: 26/31; Khu vực Tây Nguyên: có 23 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn; Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: có 24 hồ chứa vận hành điều tiết qua tràn. Ngoài ra, trước tác động liên tiếp của các đợt bão, lũ vừa qua, khu vực Trung Bộ đã bị sạt lở tổng số 92km bờ biển, bờ sông ven biển; trong đó, một số nơi bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng như: bờ biển Nhật Lệ, TP Đồng Hới (Quảng Bình); bờ biển các huyện Phú Lộc, Phú Vang (T.T. Huế); bờ biển Cửa Đại (Quảng Nam).

Tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các công điện số 1597/CĐ-TTg ngày 12/11 và số 1601/CĐ-TTg ngày 14/11, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ sau bão; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị ứng phó với thiên tai đặc biệt là bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất khi có yêu cầu; Kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn hồ chứa, hệ thống đê biển nhất là các hồ chứa xung yếu, đã đầy nước, các khu vực trọng điểm đê điều; tiếp tục tổ chức vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và chủ động cắt lũ cho hạ du; Kiểm tra, điều tiết giao thông đảm bảo an toàn về người và phương tiện trong thời gian bão đổ bộ và mưa, lũ sau bão; Đảm bảo an ninh trật tự tại những khu vực sơ tán dân đi và đến.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao bão số 13 rất mạnh lại giảm liền 5-6 cấp khi áp sát đất liền miền Trung?

Bão số 13 đã giảm liền 5-6 cấp so với lúc mạnh nhất gió cấp 14, giật cấp 17 khi đi vào vùng biển các tỉnh miền Trung.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đức Nghĩa- Quang Nhật- Quang Luật ([Tên nguồn])
Bão số 13 Vamco Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN