Nhiều xe hạng nặng di dời cây đa cổ thụ hơn 200 năm tuổi ở Quảng Ngãi

Sự kiện: Tin nóng

Cây đa cổ thụ hơn 200 năm tuổi trên đường Nguyễn Văn Linh đi qua tổ dân phố Trường Thọ Tây C, phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi (Quảng Ngãi) bị bật gốc, ngã đổ buổi sáng 21/9 làm một người phụ nữ đi đường tử vong, đã được di dời trồng lại ở núi Thiên Bút.

Di dời cây đa cổ thụ hơn 200 năm tuổi về núi Thiên Bút.

Nhiều xe hạng nặng di dời cây đa cổ thụ hơn 200 năm tuổi ở Quảng Ngãi - 1

Ngày 25/9, UBND TP Quảng Ngãi phối hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi tổ chức di dời cây đa cổ thụ 200 năm tuổi bị bật gốc, ngã đổ ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Trương Quang Trọng về trồng lại tại núi Thiên Bút, phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi.

Ngày 25/9, UBND TP Quảng Ngãi phối hợp với Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi tổ chức di dời cây đa cổ thụ 200 năm tuổi bị bật gốc, ngã đổ ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Trương Quang Trọng về trồng lại tại núi Thiên Bút, phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi.

Nhiều xe hạng nặng di dời cây đa cổ thụ hơn 200 năm tuổi ở Quảng Ngãi - 3

UBND TP Quảng Ngãi đã chỉ đạo nhiều lực lượng tới hiện trường phối hợp thực hiện công tác này. Do thân đa có trọng lượng lên tới 120 tấn, đường kính gần 6 mét và dài gần chục mét nên 3 xe cẩu hạng nặng lần lượt là 120 tấn, 60 tấn và 50 tấn được huy động phục vụ việc nâng đỡ thân đa cổ thụ lên xe tải trước khi vận chuyển đến núi Thiên Bút.

UBND TP Quảng Ngãi đã chỉ đạo nhiều lực lượng tới hiện trường phối hợp thực hiện công tác này. Do thân đa có trọng lượng lên tới 120 tấn, đường kính gần 6 mét và dài gần chục mét nên 3 xe cẩu hạng nặng lần lượt là 120 tấn, 60 tấn và 50 tấn được huy động phục vụ việc nâng đỡ thân đa cổ thụ lên xe tải trước khi vận chuyển đến núi Thiên Bút.

Việc di dời cây phải mất hàng giờ đồng hồ mới hoàn tất.

Việc di dời cây phải mất hàng giờ đồng hồ mới hoàn tất.

Ông Lê Thế Tào, Giám đốc Công ty T-T-T, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để đảm bảo an toàn cho cây thì đơn vị đã dùng đến 3 chiếc xe cẩu có trọng lượng lớn, 1 chiếc được đặt ở phía ngọn cây, 2 chiếc còn lại có nhiệm vụ nhấc cây lên di chuyển thân cây theo ý muốn trước khi hạ xuống xe tải, cố định vị trí bằng dây xích.

Ông Lê Thế Tào, Giám đốc Công ty T-T-T, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để đảm bảo an toàn cho cây thì đơn vị đã dùng đến 3 chiếc xe cẩu có trọng lượng lớn, 1 chiếc được đặt ở phía ngọn cây, 2 chiếc còn lại có nhiệm vụ nhấc cây lên di chuyển thân cây theo ý muốn trước khi hạ xuống xe tải, cố định vị trí bằng dây xích.

Nhiều xe hạng nặng di dời cây đa cổ thụ hơn 200 năm tuổi ở Quảng Ngãi - 7

Việc di dời cây đa đi nơi khác khiến người dân địa phương rất tiếc nuối bởi nó đã trở thành biểu tượng gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống tâm linh. Ngoài ra, cây đa được mọi người tôn thờ, ngưỡng vọng đồng thời, nó còn có giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa trên vùng đất này.

Việc di dời cây đa đi nơi khác khiến người dân địa phương rất tiếc nuối bởi nó đã trở thành biểu tượng gần gũi, thân thuộc, gắn liền với đời sống tâm linh. Ngoài ra, cây đa được mọi người tôn thờ, ngưỡng vọng đồng thời, nó còn có giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa trên vùng đất này.

Ông Bùi Đức Chí, trú phường Trương Quang Trọng chia sẻ: "Cây đa bỗng dưng ngã đổ đã để lại một khoảng trống rất lớn cho dân làng. Người dân nơi đây sống đã qua bao đời rất quý cụ đa nên khi cụ ngã đổ ai nấy đều rất buồn. Chúng tôi hi vọng cụ đa khi đến nơi ở mới sẽ sống để gìn giữ lại báu vật cho muôn đời sau".

Ông Bùi Đức Chí, trú phường Trương Quang Trọng chia sẻ: "Cây đa bỗng dưng ngã đổ đã để lại một khoảng trống rất lớn cho dân làng. Người dân nơi đây sống đã qua bao đời rất quý cụ đa nên khi cụ ngã đổ ai nấy đều rất buồn. Chúng tôi hi vọng cụ đa khi đến nơi ở mới sẽ sống để gìn giữ lại báu vật cho muôn đời sau".

Ông Trần Bảo Phát, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi cho hay, tâm nguyện của bà con là muốn để cây ở lại phường Trương Quang Trọng. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ, tại phường Trương Quang Trọng không có vị trí nào mới phù hợp để trồng lại do cây quá lớn nên Hội đã đề xuất đưa về núi Thiên Bút trồng lại.

Ông Trần Bảo Phát, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi cho hay, tâm nguyện của bà con là muốn để cây ở lại phường Trương Quang Trọng. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ, tại phường Trương Quang Trọng không có vị trí nào mới phù hợp để trồng lại do cây quá lớn nên Hội đã đề xuất đưa về núi Thiên Bút trồng lại.

“Do bộ rễ chính của cây đa này đã bị thoái hóa, rất yếu nên tỷ lệ sống không cao. Hội sẽ nỗ lực hết sức để cứu sống bởi cụ đa cổ thụ này đủ điều kiện để công nhận cây di sản”, ông Phát nói.

“Do bộ rễ chính của cây đa này đã bị thoái hóa, rất yếu nên tỷ lệ sống không cao. Hội sẽ nỗ lực hết sức để cứu sống bởi cụ đa cổ thụ này đủ điều kiện để công nhận cây di sản”, ông Phát nói.

Tháo camara trên ngõ ra vào TP Quảng Ngãi để đưa cây đi.

Tháo camara trên ngõ ra vào TP Quảng Ngãi để đưa cây đi.

Lực lượng chức năng chặn đường không cho xe lưu thông để di dời cây đa.

Lực lượng chức năng chặn đường không cho xe lưu thông để di dời cây đa.

Nguồn: [Link nguồn]

“Gai bê tông” cắm dày đặc quanh hai gốc cây cổ thụ nổi tiếng ở Y Tý

Điểm check-in nổi tiếng hai cây dẻ cổ thụ ở Y Tý (Lào Cai) bị cắm những cọc bê tông xung quanh khiến người dân cũng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Ngọc ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN