Nhiều nước tịch thu xe của tài xế “ma men“

Scotland, Pháp hay Thụy Điển... là những nước tịch thu phương tiện, bán đấu giá và sung công quỹ phương tiện của các tài xế uống rượu nhưng vẫn tham gia giao thông.

Nhiều quốc gia trên thế giới xem việc uống rượu bia khi tham gia giao thông là hành vi đặc biệt nguy hiểm nêu đều có những quy định khác nhau về nồng độ cồn trong máu khi lái xe.

Quy định chung về nồng độ cồn cho phép ở nhiều nơi trên thế giới là không vượt quá 80mg/100ml máu. Tuy nhiên ngày càng nhiều quốc gia có xu hướng giảm tỉ lệ này xuống còn 50mg/100ml máu hoặc thấp hơn là 20mg/100 ml như tại Thụy Điển, Latvia, Luxemburg. Một số nước còn cấm tuyệt đối rượu bia khi lái xe như Nhật, Cộng hòa Séc, Rumania, Hungary, Slovakia..,

Tùy theo quy định nồng độ cồn này mà mức phạt cũng ở mỗi quốc gia là khác nhau nhưng đa phần đều áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn, trong đó có cả thu giữ phương tiện giao thông.

Điển hình như ở Scotland, quy định tịch thu xe khi tài xế "quá chén" được áp dụng tại nước này từ năm 2009. Kể từ đó tới này đã có hơn 1.000 trường hợp bị thu giữ xe.

Nhiều nước tịch thu xe của tài xế “ma men“ - 1

Cảnh sát Scotland kiểm tra nồng độ cồn của các tài xế.

Theo BBC, việc thu giữ phương tiện tại Scotland được áp dụng với 3 trường hợp: lái xe vi phạm nhiều lần, lái xe vi phạm lần đầu nhưng có nồng độ cồn vượt mức cho phép gấp 3 lần trở lên và các lái xe không chịu kiểm tra nồng độ cồn (trừ các trường hợp có lý do hợp lý). Các xe bị tịch thu nếu có giá trị sẽ được cảnh sát bán đấu giá, một số khác bị tiêu hủy. Số tiền thu được sẽ sung vào công quỹ.

Ngoài ra, nếu lái xe khi nồng độ cồn vượt mức cho phép, tài xế ở Scotland sẽ bị tước bằng lái, phạt lên tới 5.000 bảng Anh và còn có thể lĩnh 6 tháng tù. Còn các lái xe vừa vi phạm luật giao thông vừa có nồng độ cồn quá mức cho phép sẽ phải đối mặt với án tù tối thiểu 20 năm.

Một quốc gia khác là Pháp cũng có biện pháp tượng tự đối với các tài xế "ma men". Những lái xe vi phạm sẽ bị tịch thu phương tiện, tước bằng lái trong 3 năm, thậm chí có nguy cơ ngồi tù 1 năm và bị phạt lên tới 1.000 USD nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Tại Costa Rica, khi lái xe trong tình trạng có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép cũng sẽ bị phạt khoảng 500 USD, tước bằng lái xe trong vòng 2 năm và có thể bị tịch thu xe hoặc thậm chí ngồi tù.

Ở Thụy Điển, nếu các lái xe có nồng độ cồn vượt quá quy định, họ sẽ bị phạt tiền nặng hoặc có thể bị tịch thu phương tiện. Những chiếc xe này sau đó sẽ được rao bán và số tiền thu được sẽ được gửi tới chương trình cai rượu quốc gia.

Nhiều nước tịch thu xe của tài xế “ma men“ - 2


Cảnh sát Belarus cũng có quyền thu giữ phương tiện đối với các lái xe say xỉn.

Belarus cũng là quốc gia áp dụng các hình phạt tương tự đối với các lái xe say xỉn. Theo một điều luật được có hiệu lực từ tháng 10.2013 tại nước này, tất cả các tài xế có nồng độ cồn vượt quá mức quy định và vi phạm quá 2 lần trong một năm sẽ bị tịch thu xe. Nhà nước Belarus sẽ có toàn quyền đem bán đấu giá những chiếc xe này. Số tiền thu được sẽ được nộp vào Kho bạc nhà nước hoặc gửi tặng các nạn nhân gặp tai nạn giao thông. Chủ những chiếc xe bị bắt nếu có nhu cầu nhận lại chiếc xe của mình thì phải bỏ tiền ra mua lại.

Ở Mỹ, việc tịch thu xe trong trường hợp tài xế say xỉn được thực hiện ở một số bang như California, Winconsin... Bang Wisconsin hiện là bang duy nhất tại Mỹ vẫn áp dụng quy định tịch thu phương tiện với người điều khiển có nồng độ cồn vượt mức cho phép ngay trong lần đầu vi phạm.

Theo hãng tin Infertax, Nga cũng là nước đang nghiên cứu về dự luật tịch thu phương tiện đối với các những người điều khiển giao thông say xỉn. Cuối tháng 11.2013, một dự luật có nội dung áp dụng các hình thức thu giữ phương tiện giao thông đối với những người điều khiển phương tiện trong tình trạng say xỉn, không có bằng lái hoặc vi phạm nồng đồ cồn cho phép quá nhiều lần đã được đệ trình lên Duma Quốc gia Nga. Tuy nhiên, đến nay dự luật này vẫn đang được chính phủ Nga xem xét.

Cần phải nói thêm hiện nay tại một số quốc gia việc lái xe khi say xỉn sẽ bị khép vào vi phạm hình sự như Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Nhiều nước tịch thu xe của tài xế “ma men“ - 3

Cảnh sát Trung Quốc kiểm tra nồng độ cồn của tài xế.

Tại Nhật Bản, nếu lái xe uống rượu, lực lượng chức năng có thể phạt lái xe tới 5 năm tù, người cho mượn xe cũng bị phạt tương đương, thậm chí người cung cấp rượu cho lái xe say xin cũng bị phạt tới 3 năm tù.

Ở Anh, người điểu khiển xe có nồng độ cồn quá quy định thì sẽ bị phạt hơn 7.000 USD, chịu từ 6 tháng đến 3 năm tù, cấm lái xe một năm. Luật pháp Anh coi việc lái xe trong tình trạng say xin là một hành vi phạm tội nên sẽ lưu trữ trong hồ sơ quốc gia. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng dẫn đến chết người, mức phạt có thể lên tới 14 năm tù, cấm lái xe từ 2 năm đến vĩnh viễn.

Còn ở Australia, các lái xe say xỉn không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn bị lôi ra nêu gương trước dư luận. Theo tờ Jalopnik cho biết, những lái xe say xỉn ở Australia sẽ bị gửi lý lịch tới các tờ báo địa phương. Sau đó, hình ảnh của họ sẽ xuất hiện trên các tờ báo này với dòng tít: "Ông/ Bà đã say xỉn và bị ngồi tù".

Singapore cũng là quốc gia mạnh tay với các lái xe "quá chén" khi ngay trong lần phạt đầu tiên, họ hoặc chịu án phạt 5.000 USD, hoăc ngồi tù 6 tháng. Các lần vi phạm tiếp theo các mức phạt và thời gian ngồi tù sẽ tăng thêm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đông Phong (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Đề xuất tịch thu xe của tài xế có nồng độ cồn cao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN