"Sẽ đấu giá xe bị tịch thu do tài xế uống bia rượu"

“Phương tiện bị tịch thu do tài xế sử dụng rượu bia quá mức cho phép sẽ được mang ra đấu giá, đưa vào ngân sách”.

TS. Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết tại buổi tọa đàm “Chở quá tải, tài xế say xỉn sẽ bị thu xe” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức chiều muộn ngày 5.3.

Khi đề xuất tịch thu phương tiện nếu tài xế có nồng độ cồn cao, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đã lường trước khó khăn như thế nào, thưa ông?

Trước khi đưa ra đề xuất này, chúng tôi đã nghĩ đến phản ứng của xã hội. Chúng tôi cũng đặt ra câu hỏi: “Liệu đề xuất này có nặng quá hay không?”. Facebook của tôi mấy ngày nay rất “nóng”, đa số ủng hộ tăng chế tài nhưng cũng có ý kiến cho rằng, hình thức tịch thu phương tiện là rất nặng.

"Sẽ đấu giá xe bị tịch thu do tài xế uống bia rượu" - 1

 TS. Khuất Việt Hùng tại buổi tọa đàm 

Tuy nhiên, ở Nhật Bản nếu lái xe vượt quá nồng độ cho phép có thể bị phạt tù đến 5 năm, thậm chí người cung cấp rượu bia cho người lái xe cũng bị phạt đến 3 năm tù. Trong khi đó, ở Hàn Quốc lái xe say rượu có thể bị phạt tù 6 tháng.

Vì vậy, tại Việt Nam, nếu đưa ra chế tài thì số lượng, hành vi vi phạm sẽ giảm. Nếu người tham gia giao thông sợ phạt nặng thì nên tuân thủ pháp luật.

Chế tài xử phạt là biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức người tham gia giao thông, hướng mọi người, không vi phạm pháp luật.

Nhiều ý kiến băn khoăn mức phạt trên là quá cứng nhắc, nhất là khi người vi phạm đang đi xe mượn?

Đối với người mượn xe phải có trách nhiệm với tính mạng bản thân, gia đình, xã hội. Người lái xe say xỉn cũng không nên thắc mắc tại sao lần đầu tiên vi phạm mà đã bị tịch thu xe. Hơn nữa, lần đầu tiên xảy ra tai nạn đã dẫn đến nguy cơ mất mạng và uy hiếp sức khỏe người khác.

Vậy theo ông, nên tịch thu phương tiện do tài xế say xỉn như thế nào để đảm bảo nghiêm túc, không có tiêu cực?

Theo tôi, nên đưa chế tài hợp lý, góp phần giáo dục, truyên truyền giúp người dân không vi phạm. Không thể nói phạt nặng sẽ sinh ra tiêu cực, còn phạt nhẹ sẽ không có tiêu cực.

Chúng tôi đề xuất tịch thu chứ không tạm giữ phương tiện. Như vậy, sau khi tịch thu, tài sản đó là của Nhà nước. Nhà nước mang ra đấu giá đưa vào ngân sách.

Tết Giáp Ngọ 2014, tôi và Bộ trưởng Đinh La Thăng vào Bệnh viện Việt Đức chỉ trong 1 ngày có 60 vụ tai nạn giao thông (TNGT), 42 người có sử dụng rượu bia. Năm nay, dù số người cấp cứu ở bệnh viện giảm, nhưng thực tiễn, số người tử vong vì tai nạn giao thông rất cao. Số người tử vong do tai nạn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi tăng hơn 12% so với năm 2014.

Theo báo cáo, nguyên nhân trực tiếp do xe máy gây nên là chính, đi với tốc độ cao, đi trái đường, chở quả số người quy định, và có nguyên nhân sâu xa là tâm lý, thần kinh bị kích thích dẫn đến tình trạng vi phạm.

Lái xe gây tai nạn đủ nghiêm trọng để thấy rằng, hành vì điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trong tình trạng say xỉn là uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn giao thông. Say xỉn lái xe nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính người vi phạm và của những người liên đới.

TS. Khuất Việt Hùng,
Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Đề xuất tịch thu xe của tài xế có nồng độ cồn cao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN