Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn”

Sự kiện: Tháng cô hồn

Những ngày đầu tháng 7 Âm lịch, hai thủ phủ vàng mã lớn nhất nước liên tục xuất những chú ngựa, voi “khủng” , phục vụ nhu cầu cúng lễ trong “tháng cô hồn”.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 1

Tại hai thủ phủ vàng mã lớn nhất nước, làng nghề vàng mã Phúc Am (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) và xã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh)  những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7 Âm lịch, khắp các con đường xuất hiện những chú ngựa, voi “khủng”.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 2

 Theo người dân nơi đây, mấy năm gần đây, mặt hàng này được mua rất nhiều, phục vụ việc mở phủ, cúng lễ. Từ sáng sớm đến tối luôn có ô tô chở vàng mã,  ngựa giấy, voi giấy với đủ kích cỡ và màu sắc.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 3

Nhiều gia đình ở làng Phúc Am đã làm nghề vàng mã được hơn chục năm nay. Mỗi ngày, một hộ làm vàng mã có thể làm ra khoảng 5 - 6 con ngựa loại to hay 2-3 con voi to.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 4

Đây là mặt hàng vàng mã đỏi hỏi nhiều công sức sản xuất. Để đan hoàn chỉnh phần khung của con ngựa, người thợ quen nghề cần khoảng 2 tiếng.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 5

Để sản xuất nhanh, nhiều gia đình đã áp dụng máy móc kết hợp với làm thủ công. Khung ngựa, voi được giao cho các hộ thực hiện công đoạn tiếp theo với giá  gần 100.000 đồng/con.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 6

Tiếp đó là công đoạn dán giấy (dán thô) tiêu tốn nhiều thời gian nhất.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 7

Những chú ngựa, voi giấy "khủng" được bán ra với giá 1 triệu đồng, còn ngựa giấy cỡ nhỏ có giá khoảng 100.000 – 500.000 đồng.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 8

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 9

Ông Long (một thương lái buôn bán vàng mã xã Song Hồ) cho biết:  “Vàng mã, quần áo hay những đồ công nghệ bằng giấy thường phục vụ nhu cầu của người dân làm lễ cầu siêu. Ngựa, voi bằng giấy thường phục vụ cho việc mở phủ, hầu đồng, lập đàn và và các tiệc hầu thánh quanh năm”.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 10

Một mô hình thuyền rồng lớn rất tinh xảo có giá hơn 1 triệu đồng.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 11

Ngoài ngựa, voi giấy “khủng”, các ông quan, bà chúa bằng giấy “khủng” cũng được ưa chuộng cho việc mở phủ trong tháng 7 Âm lịch.

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 12

Người dân sản xuất tới đâu, xuất hết tới đó 

Ngựa, voi giấy “khủng” làm không kịp bán trong “tháng cô hồn” - 13

 Mặc dù Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đã có công văn cấm đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự nhưng lượng vàng mã được tiêu thụ vẫn rất lớn.

“Tháng cô hồn” ở Việt Nam có phải bắt nguồn từ Trung Quốc?

Trong tín ngưỡng dân gian, tháng 7 Âm lịch hay còn gọi là “tháng cô hồn” có liên quan tới tâm linh nên rất được nhiều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Tháng cô hồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN