Nghiên cứu thành lập "Uỷ ban Bảo hiến"

Sự kiện: Thời sự

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc thành lập Hội đồng hay Ủy ban Bảo hiến như đề nghị của đại biểu thì cần phải có thêm nhiều nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng để xác định rõ vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mô hình tổ chức của cơ quan này.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng (ảnh Nhật Minh)

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng (ảnh Nhật Minh)

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, sáng 26/5, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, qua thảo luận có ý kiến đề nghị đổi tên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng và Ủy ban về các vấn đề Xã hội cho ngắn gọn, khái quát hơn. Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị đổi tên Ủy ban Pháp luật thành Hội đồng/Ủy ban Bảo hiến.

Uỷ ban TVQH thấy rằng, mặc dù tên gọi của các Ủy ban hiện nay đều có truyền thống lịch sử hình thành riêng, song về nguyên tắc, tên gọi của các cơ quan nên ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thể hiện được lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan để có thể phân biệt với các cơ quan khác nhưng không cần thiết và không thể ghi đầy đủ tất cả các lĩnh vực, nội dung hoạt động của cơ quan trong tên gọi.

Do đó, tiếp thu một phần ý kiến của ĐBQH, trong dự thảo Luật đã đổi tên “Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng” thành “Ủy ban Văn hóa, Giáo dục”, đổi tên “Ủy ban về các vấn đề Xã hội” thành “Ủy ban Xã hội”. Đối với tên gọi của Ủy ban Pháp luật, xin phép Quốc hội cho được giữ như hiện nay.

Riêng việc thành lập Hội đồng hay Ủy ban Bảo hiến như đề nghị của đại biểu, ông Tùng nhấn mạnh, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu, tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng để xác định rõ vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mô hình tổ chức của cơ quan này.

Về đề nghị giảm ĐBQH kiêm nhiệm công tác tại các cơ quan hành pháp, có chính sách thu hút các cán bộ, công chức, viên chức có kinh nghiệm công tác lâu năm, có năng lực, trí tuệ, sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ điều kiện về sức khỏe tham gia làm hoạt động chuyên trách, ông Tùng cho hay “đang cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu, chuẩn bị các nội dung đề xuất cụ thể về việc điều chỉnh cơ cấu, thành phần, tỷ lệ người được giới thiệu ứng cử ĐBQH và dự kiến cơ cấu ĐBQH cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV bảo đảm phù hợp với các yêu cầu.

Bên cạnh đó, cũng sẽ xem xét việc dành tỷ lệ nhất định cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, người có nhiều kinh nghiệm hoạt động đại biểu sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ điều kiện về năng lực công tác, trí tuệ, uy tín và có sức khỏe, tham gia ứng cử làm ĐBQH hoạt động chuyên trách mà không giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan của Quốc hội.

Nguồn: [Link nguồn]

Tuần làm việc thứ 2 Kỳ họp Quốc hội ”đặc biệt”: Bà Lê Thị Nga báo cáo gì?

Tiếp theo chương trình làm việc trực tuyến của kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, trong tuần thứ hai từ 25/5-28/5, Quốc hội...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Kiên ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN