Ngắm tàu đưa người lên sao Hỏa của NASA

Hình thức của tàu Orion có vẻ không “hoành tráng” nhưng mục tiêu của con tàu bé nhỏ này lại vô cùng tham vọng: đưa các nhà du hành ra khỏi quỹ đạo Trái đất lần đầu tiên kể từ sau thập niên 70 và đáp xuống sao Hỏa.

Trước mặt hơn 450 quan khách, NASA vừa chính thức công bố tàu Orion tại Trung tâm Không gian Kennedy, Florida, Mỹ.

Ngắm tàu đưa người lên sao Hỏa của NASA - 1

Tàu Orion có hình nón kinh điển giống tàu Apollo trước đây

Con tàu này mô phỏng kiểu dáng hình nón kinh điển của tàu Apollo và được khẳng định là một trong những “con tàu hiện đại nhất từng được thiết kế, chế tạo”.

Ngắm tàu đưa người lên sao Hỏa của NASA - 2

Đây không phải là hình ảnh tưởng tượng và cũng không phải là mô hình thu nhỏ của tàu Orion. Nó chính là con tàu trong thực tế và dự kiến sẽ được bay thử (không người lái) vào năm 2014

NASA cho hay Orion sẽ được đẩy lên quỹ đạo nhờ tên lửa Delta 4, bay quanh Trái đất ở độ cao 3600 dặm so với mặt đất, tức là cao gấp 15 lần so với quỹ đạo hiện nay của trạm ISS.

Sau hai lần quay trọn vẹn quanh quỹ đạo, tàu sẽ vào lại khí quyển với vận tốc 20.000 dặm/giờ để kiểm tra độ bền vật liệu và tấm chắn nhiệt.

Ngắm tàu đưa người lên sao Hỏa của NASA - 3

Do kích thước nhỏ, hầu như không có chỗ để di chuyển bên trong khoang tàu

Trong vòng 18 tháng tới, các kỹ sư và kỹ thuật viên tại Trung tâm Kennedy sẽ tiến hành lắp đặt các thiết bị, dụng cụ, máy tính và khiên nhiệt cho Orion.

Ngắm tàu đưa người lên sao Hỏa của NASA - 4

Mặt cắt bố trí bên trong tàu Orion

“Mục tiêu dài hạn của chương trình không gian của NASA là đưa được người lên sao Hỏa trong thập niên 2030”, đại diện NASA tuyên bố. “Chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu và hoàn thiện thêm về phương thức chinh phục sao Hỏa, chúng ta sẽ phải phát triển thêm nhiều công nghệ mới, cũng như xác định được chúng ta có “dừng chân” ở điểm nào trong hành trình lên sao Hỏa hay không”.

Ngắm tàu đưa người lên sao Hỏa của NASA - 5

Hình ảnh giả lập về tàu Orion trong không gian

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Y Lam (Vietnamnet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN