Ngắm cụ lim xanh ngàn năm tuổi duy nhất ở xứ Thanh

Từng là "thủ phủ" lim xanh với những cánh rừng bạt ngàn, thế nhưng do khai thác cạn kiệt nên Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa) hiện chỉ còn duy nhất một "cụ" lim cổ thụ ngàn năm tuổi.

Ông Đặng Hữu Nghị, Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Bến En cho biết, cây lim xanh ngàn năm tuổi nằm trên địa phận giáp ranh giữa 2 xã Xuân Khang (huyện Như Thanh) và xã Tân Bình (huyện Như Xuân) tỉnh Thanh Hóa.

Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên 14.190,54 ha, trong đó có 12.275,2 ha đất lâm nghiệp. Vùng đất này là nơi phân bố tự nhiên của loài lim xanh, đây là loài cây quý hiếm, đặc hữu của Thanh Hóa

Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên 14.190,54 ha, trong đó có 12.275,2 ha đất lâm nghiệp. Vùng đất này là nơi phân bố tự nhiên của loài lim xanh, đây là loài cây quý hiếm, đặc hữu của Thanh Hóa

Đây là "cụ" lim xanh còn lại duy nhất tại VQG Bến En. Trải qua hàng ngàn năm cây vẫn vươn mình sừng sững giữa núi rừng

Đây là "cụ" lim xanh còn lại duy nhất tại VQG Bến En. Trải qua hàng ngàn năm cây vẫn vươn mình sừng sững giữa núi rừng

Chẳng ai biết cây lim có từ bao giờ, nhưng theo nhiều người dân địa phương cây "thần mộc" phải hàng ngàn năm tuổi. "Cụ cây" không chỉ là báu vật của VQG Bến En mà còn là biểu tượng của người dân địa phương

Chẳng ai biết cây lim có từ bao giờ, nhưng theo nhiều người dân địa phương cây "thần mộc" phải hàng ngàn năm tuổi. "Cụ cây" không chỉ là báu vật của VQG Bến En mà còn là biểu tượng của người dân địa phương

Lim xanh có tên khoa học là Erythrophleum fordii, thuốc loại thực vật phân họ Vang Caesalpiniaceae họ đậu Fabaceae. Hiện nay ở Việt Nam lim xanh được xếp nằm trong 4 loài cây gỗ "tứ thiết" quý hiếm (đinh, lim sến, táu). VQG Bến En là nơi phân bố giống cây này nhiều nhất của tỉnh Thanh Hóa

Lim xanh có tên khoa học là Erythrophleum fordii, thuốc loại thực vật phân họ Vang Caesalpiniaceae họ đậu Fabaceae. Hiện nay ở Việt Nam lim xanh được xếp nằm trong 4 loài cây gỗ "tứ thiết" quý hiếm (đinh, lim sến, táu). VQG Bến En là nơi phân bố giống cây này nhiều nhất của tỉnh Thanh Hóa

Trên thân cây lim có 2 vết cắt, trong đó có một vết khá lớn được cắt sâu vào thân cây. Đây là dấu tích của những lần "lâm tặc" cố tình tìm cách triệt hạ cây lim. Tuy nhiên, nhờ sự quyết liệt bảo vệ cây đến cùng của lực lượng kiểm lâm mà "cụ cây" còn tồn tại tới bây giờ

Trên thân cây lim có 2 vết cắt, trong đó có một vết khá lớn được cắt sâu vào thân cây. Đây là dấu tích của những lần "lâm tặc" cố tình tìm cách triệt hạ cây lim. Tuy nhiên, nhờ sự quyết liệt bảo vệ cây đến cùng của lực lượng kiểm lâm mà "cụ cây" còn tồn tại tới bây giờ

2 cán bộ kiểm lâm VQG Bên En bé nhỏ khi đứng cạnh cây lim ngàn tuổi này

2 cán bộ kiểm lâm VQG Bên En bé nhỏ khi đứng cạnh cây lim ngàn tuổi này

Dưới gốc, cây lim có đường kính rất lớn, khoảng 4-5 người ôm mới hết

Dưới gốc, cây lim có đường kính rất lớn, khoảng 4-5 người ôm mới hết

Gốc cây sần sùi, mốc meo theo năm tháng

Gốc cây sần sùi, mốc meo theo năm tháng

Vết cắt mà "lâm tặc" để lại trên thân cây

Vết cắt mà "lâm tặc" để lại trên thân cây

Ngắm cụ lim xanh ngàn năm tuổi duy nhất ở xứ Thanh - 10

Thân cây lim thẳng đứng, có chiều cao khoảng 45m

Thân cây lim thẳng đứng, có chiều cao khoảng 45m

Ngắm cụ lim xanh ngàn năm tuổi duy nhất ở xứ Thanh - 12

Cành lá cây lim phát triển xanh tốt, in mình trên nền trời

Cành lá cây lim phát triển xanh tốt, in mình trên nền trời

Cây lim hiện không chỉ là "báu vật" tại VQG Bến En mà nó còn có giá trị rất lớn về mặt bảo tồn, để duy trì nguồn gen của loài cây quý hiếm này

Cây lim hiện không chỉ là "báu vật" tại VQG Bến En mà nó còn có giá trị rất lớn về mặt bảo tồn, để duy trì nguồn gen của loài cây quý hiếm này

Theo lãnh đạo VQG Bến En, gần 10 năm nay "cụ" lim xanh không còn ra hoa khi bị "lâm tặc" cắt 1/4 đường kính gốc. Tuy nhiên, được lực lượng kiểm lâm bảo vệ, lên phương án chăm sóc, phục tráng, nên cây lim vẫn xanh tốt, vươn mình mạnh mẽ giữa núi rừng.

Theo lãnh đạo VQG Bến En, gần 10 năm nay "cụ" lim xanh không còn ra hoa khi bị "lâm tặc" cắt 1/4 đường kính gốc. Tuy nhiên, được lực lượng kiểm lâm bảo vệ, lên phương án chăm sóc, phục tráng, nên cây lim vẫn xanh tốt, vươn mình mạnh mẽ giữa núi rừng.

Nguồn: [Link nguồn]

”Báu vật lộ thiên” rừng lim xanh hàng trăm năm tuổi ở Hà Nội

Nhắc tới những cây gỗ lim, nhiều người nghĩ chỉ ở trên những ngọn núi xa xôi mới có, ít ai ngờ rằng, ngay giữa Thủ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Minh ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN