Ngắm cây gạo 500 tuổi nở hoa "bung lụa" giữa đại ngàn

Sự kiện: 24h vạn dặm

Mùa hoa gạo, những đàn Voọc đen gáy trắng và nhiều loài chim thường tìm đến cây gạo để kiếm ăn tạo nên khung cảnh yên bình, đẹp mắt giữa cánh đồng xanh ngát.

Giữa khu vực núi đá thuộc khu bảo tồn Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình sừng sững cây gạo hoa cam cổ thụ. Quanh đó là những lèn đá và cánh đồng xanh mướt.

Giữa khu vực núi đá thuộc khu bảo tồn Vọoc gáy trắng tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình sừng sững cây gạo hoa cam cổ thụ. Quanh đó là những lèn đá và cánh đồng xanh mướt.

Hoa gạo được biết đến là loài cây vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng, lá rụng vào mùa đông. Khi trổ những bông hoa đỏ 5 cánh, cây gạo nổi bật hẳn so với những loài cây xung quanh.

Hoa gạo được biết đến là loài cây vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng, lá rụng vào mùa đông. Khi trổ những bông hoa đỏ 5 cánh, cây gạo nổi bật hẳn so với những loài cây xung quanh.

Theo các cao niên địa phương, cây gạo này có tuổi đời hơn 500 năm, được người dân xem là báu vật thiêng liêng, vô giá, gắn với bao thăng trầm lịch sử của vùng đất Tuyên Hóa. Cụ Mai Xuân Thưởng (SN 1932) cho biết, từ lúc cụ sinh ra và biết nhớ những hình ảnh của quê hương đã thấy cây gạo ở đó. Khi hỏi các bậc tiền bối, họ cũng không biết được tuổi của cây gạo mà chỉ biết trong lời truyền miệng cây gạo gắn bó với làng, với người Thạch Hóa qua rất nhiều thế hệ.

Theo các cao niên địa phương, cây gạo này có tuổi đời hơn 500 năm, được người dân xem là báu vật thiêng liêng, vô giá, gắn với bao thăng trầm lịch sử của vùng đất Tuyên Hóa. Cụ Mai Xuân Thưởng (SN 1932) cho biết, từ lúc cụ sinh ra và biết nhớ những hình ảnh của quê hương đã thấy cây gạo ở đó. Khi hỏi các bậc tiền bối, họ cũng không biết được tuổi của cây gạo mà chỉ biết trong lời truyền miệng cây gạo gắn bó với làng, với người Thạch Hóa qua rất nhiều thế hệ.

Cây gạo cổ thụ có chu vi gốc 18m, chu vi thân 14m. Gốc cây rộng lớn, 10 người ôm không xuể, nhiều rễ lớn mọc và nổi lên mặt đất.

Cây gạo cổ thụ có chu vi gốc 18m, chu vi thân 14m. Gốc cây rộng lớn, 10 người ôm không xuể, nhiều rễ lớn mọc và nổi lên mặt đất.

Cây gạo cao khoảng 30 mét, tán rộng hơn 20 mét. Những ngày giữa tháng 3, cây gạo hoa cam này nở rực.

Cây gạo cao khoảng 30 mét, tán rộng hơn 20 mét. Những ngày giữa tháng 3, cây gạo hoa cam này nở rực.

Ngắm cây gạo 500 tuổi nở hoa "bung lụa" giữa đại ngàn - 6

Cây có nhiều nhánh lớn, tỏa bóng một vùng, mỗi nhánh có hình thù uốn lượn rất độc đáo giữa không trung.

Cây có nhiều nhánh lớn, tỏa bóng một vùng, mỗi nhánh có hình thù uốn lượn rất độc đáo giữa không trung.

Ông Nguyễn Thanh Tú (SN 1962), nhân viên Khu bảo tồn voọc gáy trắng Tuyên Hóa cho biết, trước đây nhiều người nghĩ một số bộ phận cây gạo có thể trị bệnh, do không có người bảo vệ nên một phần của cây bị xâm hại. Mong muốn bảo vệ cây quý, ông cùng nhiều người dân tổ chức ra phát quang và bảo vệ cây gạo cùng với loài voọc quý hiếm. Ngoài việc tình nguyện bảo vệ cây gạo cổ thụ, ông Tú đề xuất với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng làm hồ sơ gửi cho Hội Di sản văn hóa Việt Nam đề nghị công nhận Cây di sản.

Ông Nguyễn Thanh Tú (SN 1962), nhân viên Khu bảo tồn voọc gáy trắng Tuyên Hóa cho biết, trước đây nhiều người nghĩ một số bộ phận cây gạo có thể trị bệnh, do không có người bảo vệ nên một phần của cây bị xâm hại. Mong muốn bảo vệ cây quý, ông cùng nhiều người dân tổ chức ra phát quang và bảo vệ cây gạo cùng với loài voọc quý hiếm. Ngoài việc tình nguyện bảo vệ cây gạo cổ thụ, ông Tú đề xuất với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng làm hồ sơ gửi cho Hội Di sản văn hóa Việt Nam đề nghị công nhận Cây di sản.

Tháng 4/2023, Hội Di sản văn hóa huyện Tuyên Hóa làm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận cây gạo cổ thụ ở Thạch Hóa là Cây Di sản Việt Nam. Đến ngày 23/5/2023, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có văn bản thông báo: "Cây gạo ở thôn 3 Thiết Sơn (xã Thạch Hóa) đã được xét duyệt là Cây Di sản Việt Nam".

Tháng 4/2023, Hội Di sản văn hóa huyện Tuyên Hóa làm hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận cây gạo cổ thụ ở Thạch Hóa là Cây Di sản Việt Nam. Đến ngày 23/5/2023, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có văn bản thông báo: "Cây gạo ở thôn 3 Thiết Sơn (xã Thạch Hóa) đã được xét duyệt là Cây Di sản Việt Nam".

Theo người dân địa phương, mùa hoa gạo, những đàn voọc đen gáy trắng và nhiều loài chim thường tìm đến cây gạo để kiếm ăn, tạo nên khung cảnh yên bình, đẹp mắt giữa cánh đồng xanh ngát.

Theo người dân địa phương, mùa hoa gạo, những đàn voọc đen gáy trắng và nhiều loài chim thường tìm đến cây gạo để kiếm ăn, tạo nên khung cảnh yên bình, đẹp mắt giữa cánh đồng xanh ngát.

Ông Trần Văn Bằng, Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa cho biết, cây gạo hoa cam cổ thụ là niềm tự hào của nhân dân Thạch Hóa. Nó là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, tinh thần đoàn kết, yêu nước của người dân nơi đây.

Ông Trần Văn Bằng, Chủ tịch UBND xã Thạch Hóa cho biết, cây gạo hoa cam cổ thụ là niềm tự hào của nhân dân Thạch Hóa. Nó là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, tinh thần đoàn kết, yêu nước của người dân nơi đây.

Nguồn: [Link nguồn]

Cây gạo "đại thụ" ước chừng hơn 500 tuổi được người dân xem là báu vật thiêng liêng, vô giá, gắn bó biết bao thăng trầm của lịch sử vừa được công nhận là cây di sản đầu tiên của tỉnh Quảng Bình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hùng Trần ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN