Nâng đường giải cứu “rốn ngập” ở Sài Gòn, dân lo nhà thành “hầm chứa nước”

Sự kiện: Tin ngắn

Hàng chục hộ dân ở quận Bình Thạnh, TP.HCM rơi vào tình trạng “dở khóc dở cười” khi nhà bỗng dưng thấp hơn mặt đường gần cả mét.

Người dân trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) chưa kịp vui mừng khi đường đang được nâng cao chống ngập thì lại lo lắng nhà biến thành “hầm”. Ghi nhận, đoạn bên hông cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh khu vực ngập sâu nhất trên tuyến đường này hiện mặt đường đã được cải tạo. Nhiều nhà dân trước đây cao hơn mặt đường. Tuy nhiên sau khi đường được nâng lên, nhiều nhà thấp hơn từ 20 – 30 cm so với mặt đường, có một số nhà thấp hơn nửa mét so với đường.

Người dân trên đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM) chưa kịp vui mừng khi đường đang được nâng cao chống ngập thì lại lo lắng nhà biến thành “hầm”. Ghi nhận, đoạn bên hông cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh khu vực ngập sâu nhất trên tuyến đường này hiện mặt đường đã được cải tạo. Nhiều nhà dân trước đây cao hơn mặt đường. Tuy nhiên sau khi đường được nâng lên, nhiều nhà thấp hơn từ 20 – 30 cm so với mặt đường, có một số nhà thấp hơn nửa mét so với đường.

Nhiều đoạn chưa hoàn thiện nhưng cao hơn 20-30 cm so với nhà dân. Một số căn thấp hơn nửa mét so với đường, chủ nhà phải xây các bậc tam cấp hoặc dùng tấm thép kê trước cửa để thuận tiện dắt xe ra vào.

Nhiều đoạn chưa hoàn thiện nhưng cao hơn 20-30 cm so với nhà dân. Một số căn thấp hơn nửa mét so với đường, chủ nhà phải xây các bậc tam cấp hoặc dùng tấm thép kê trước cửa để thuận tiện dắt xe ra vào.

Người dân tại địa phương cho biết, nhiều năm nay sống trong cảnh ngập lụt nên khi dự án cải tạo, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh triển khai bà con ai cũng vui mừng, hy vọng thoát ngập. Tuy nhiên, sau khi đường được nâng lên, tình hình không mấy khả quan vì nhà dân thấp hơn mặt đường, nguy cơ ngập vẫn hiện hữu vào mùa mưa.

Người dân tại địa phương cho biết, nhiều năm nay sống trong cảnh ngập lụt nên khi dự án cải tạo, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh triển khai bà con ai cũng vui mừng, hy vọng thoát ngập. Tuy nhiên, sau khi đường được nâng lên, tình hình không mấy khả quan vì nhà dân thấp hơn mặt đường, nguy cơ ngập vẫn hiện hữu vào mùa mưa.

 Nhiều nhà dân ở đường Nguyễn Hữu Cảnh bỗng dưng biến thành “hầm” khi nâng đường.

 Nhiều nhà dân ở đường Nguyễn Hữu Cảnh bỗng dưng biến thành “hầm” khi nâng đường.

 “Sau khi đường được nâng lên, nhà tôi thấp hơn đường khoảng nửa mét nên tối tăm, ra vào rất bất tiện. Mà muốn nâng nền thì điều kiện kinh tế hiện giờ chưa cho phép”, chị Bích Phượng chia sẻ.

 “Sau khi đường được nâng lên, nhà tôi thấp hơn đường khoảng nửa mét nên tối tăm, ra vào rất bất tiện. Mà muốn nâng nền thì điều kiện kinh tế hiện giờ chưa cho phép”, chị Bích Phượng chia sẻ.

Nhiều nhà trên đường này cũng đã tranh thủ tự làm bậc tam cấp để ra vào nhà. Tuy nhiên, có những nhà nhỏ và hẹp nên không thể làm được bậc tam cấp có độ nghiêng thấp vì vậy việc bước lên xuống để ra vào nhà vất vả.

Nhiều nhà trên đường này cũng đã tranh thủ tự làm bậc tam cấp để ra vào nhà. Tuy nhiên, có những nhà nhỏ và hẹp nên không thể làm được bậc tam cấp có độ nghiêng thấp vì vậy việc bước lên xuống để ra vào nhà vất vả.

“Trước đây nhà tôi cao hơn đường gần nửa mét, giờ nhà lại thấp hơn đường khoảng 40 cm và nhà đã biến thành “hầm”. Mấy nay rất lo lắng khi vào mùa mưa nước sẽ chảy từ đường vào nhà. Còn hiện giờ, nhà rất ngột ngạt, oi bức”, người đàn ông có nhà bị ảnh hưởng chia sẻ.

“Trước đây nhà tôi cao hơn đường gần nửa mét, giờ nhà lại thấp hơn đường khoảng 40 cm và nhà đã biến thành “hầm”. Mấy nay rất lo lắng khi vào mùa mưa nước sẽ chảy từ đường vào nhà. Còn hiện giờ, nhà rất ngột ngạt, oi bức”, người đàn ông có nhà bị ảnh hưởng chia sẻ.

Gốc cột điện đường đang thi công cao hơn nhiều so với mặt đường

Gốc cột điện đường đang thi công cao hơn nhiều so với mặt đường

Đường nâng cao nên nhiều bó dây cáp cũng chằng chịt trước nhà dân.

Đường nâng cao nên nhiều bó dây cáp cũng chằng chịt trước nhà dân.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết sau khi dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh nâng cao 0,5 tới 1,2 m sẽ có 63 hộ dân có nhà thấp hơn đường 15cm, 68 hộ dân có nhà thấp hơn mặt đường từ 30-50cm. Qua khảo sát, đơn vị này cũng nhận thấy hiện nay các con hẻm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh thấp hơn nhiều so với mặt đường.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết sau khi dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh nâng cao 0,5 tới 1,2 m sẽ có 63 hộ dân có nhà thấp hơn đường 15cm, 68 hộ dân có nhà thấp hơn mặt đường từ 30-50cm. Qua khảo sát, đơn vị này cũng nhận thấy hiện nay các con hẻm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh thấp hơn nhiều so với mặt đường.

Chủ đầu tư đưa ra phương án giảm kích cỡ vỉa hè, làm bậc cấp và lối dẫn xe để người dân thuận tiện đi lại. Về hiệu quả chống ngập sau khi hoàn thành dự án, chủ đầu tư cho biết con đường này sẽ hết ngập, nước sẽ theo hệ thống thoát nước chảy ra sông, rạch.

Chủ đầu tư đưa ra phương án giảm kích cỡ vỉa hè, làm bậc cấp và lối dẫn xe để người dân thuận tiện đi lại. Về hiệu quả chống ngập sau khi hoàn thành dự án, chủ đầu tư cho biết con đường này sẽ hết ngập, nước sẽ theo hệ thống thoát nước chảy ra sông, rạch.

Dự án sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh có vốn đầu tư hơn 470 tỷ đồng nhằm giải quyết ngập cho toàn tuyến dài 3,2 km, từ nút giao đường Tôn Đức Thắng tới cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Dự án nâng đường được triển khai từ tháng 10/2019, dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2021.

Dự án sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh có vốn đầu tư hơn 470 tỷ đồng nhằm giải quyết ngập cho toàn tuyến dài 3,2 km, từ nút giao đường Tôn Đức Thắng tới cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh. Dự án nâng đường được triển khai từ tháng 10/2019, dự kiến hoàn thành vào tháng 4/2021.

“Rốn ngập” đường Nguyễn Hữu Cảnh sau một cơn mưa. Con đường này đưa vào sử dụng năm 2002, đường sau thời gian khai thác đã lún và ngập nặng nhiều năm nay. Chính quyền TP.HCM hiện thuê máy bơm để chống ngập cho tuyến đường nhưng không phải biện pháp lâu dài nên đã tiến hành cải tạo, nâng cấp.

“Rốn ngập” đường Nguyễn Hữu Cảnh sau một cơn mưa. Con đường này đưa vào sử dụng năm 2002, đường sau thời gian khai thác đã lún và ngập nặng nhiều năm nay. Chính quyền TP.HCM hiện thuê máy bơm để chống ngập cho tuyến đường nhưng không phải biện pháp lâu dài nên đã tiến hành cải tạo, nâng cấp.

Nguồn: [Link nguồn]

”Quái vật” giải cứu ”rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh, ông chủ máy bơm nói gì?

Máy bơm đã hút hết nước tại đường Nguyễn Hữu Cảnh từ 20h30, trong khi mưa lớn kéo dài đến 21h tối 14/9.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Dương Thanh ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN