Mỹ: Tràn lan thuốc điều trị Ebola giả trên mạng

Chính phủ Mỹ đã phải báo động về tình trạng rao bán thuốc trị Ebola giả trên mạng và đe dọa sẽ có hành động kiên quyết để trừng phạt những kẻ "đục nước béo cò".

Ngày 15/8, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã đăng thông báo trên website của mình khuyên người Mỹ nên thận trọng với các sản phẩm được quảng cáo trên mạng là có thể chữa trị được dịch Ebola đang hoành hành cướp đi sinh mạng của hơn 1000 người ở châu Phi.

Theo FDA, nhiều người Mỹ đã gửi đơn khiếu nại lên cơ quan này để than phiền về “một loạt sản phẩm tự cho là có thể ngăn ngừa virus Ebola hoặc chữa trị được dịch này sau khi lây nhiễm”.

FDA khẳng định hiện họ vẫn chưa chứng nhận bất cứ loại vaccine hay thuốc nào có thể phòng ngừa, chữa trị Ebola. FDA nhấn mạnh: “Mặc dù một số loại dược phẩm thử nghiệm trị Ebola đã được triển khai, song các sản phẩm này vẫn chưa qua kiểm nghiệm toàn diện về độ an toàn và hiệu quả, trong khi nguồn cung cũng rất khan hiếm”.

Mỹ: Tràn lan thuốc điều trị Ebola giả trên mạng - 1

Hiện vẫn chưa có loại thuốc nào được chứng nhận có thể trị được Ebola

Tình trạng quảng cáo tràn lan thuốc phòng ngừa, điều trị Ebola trên các trang mua bán ở Mỹ đã khiến FDA phải cảnh báo người dân rằng hiện vẫn chưa có bất cứ loại thuốc hay vaccines hay sản phẩm thử nghiệm trị Ebola nào được phép rao bán trên Internet. Cơ quan này cũng khẳng định các loại thực phẩm chức năng không thể phòng ngừa hoặc điều trị Ebola.

Thông báo này của FDA cũng yêu cầu tất cả những người đang quảng cáo, rao bán các sản phẩm gian dối và chưa qua kiểm nghiệm này phải đính chính hoặc rút tin đăng trên mạng, nếu không sẽ phải đối mặt với hành động quyết liệt của FDA.

Tuyên bố trên của FDA được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Cơ quan Quốc gia Quản lý Thuốc, Thực phẩm của Nigeria đưa ra cảnh báo tương tự với người dân Tây Phi và đe dọa sẽ truy tố bất cứ người nào rao bán thuốc điều trị Ebola.

Mỹ: Tràn lan thuốc điều trị Ebola giả trên mạng - 2

Việc rao bán thuốc trị Ebola giả có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng

Thậm chí ở những khu vực xảy ra dịch Ebola nặng nề nhất, các quan chức chính phủ còn phải huy động những người “dập tin đồn” về tận từng làng không phải để truy quét thuốc giả mà để ngăn cản việc người dân rỉ tai nhau về các loại thảo dược có thể trị được Ebola.

Bộ Y tế Nigeria cho hay: “Những tin đồn kiểu này có thể gây ra thiệt hại vô cùng nặng nề. Trong khi chúng không thể trị được Ebola, mọi người lại tiếp tục đồn đại về tác dụng của nó, khiến nhiều bệnh nhân không muốn đến các cơ sở y tế để điều trị mà tự chữa tại nhà”.

Bộ trưởng Y tế Onyebuchi Chukwu tuyên bố rằng những người lan truyền tin đồn nhảm nhí trên sẽ bị coi là “có ý đồ xấu xa” và phải được ngăn chặn ngay lập tức.

Hôm thứ Tư, Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu thân nhân của các nhân viên đại sứ quán ở Tây Phi trở về nước “để đề phòng” trước tình trạng thiếu điều kiện chăm sóc y tế nghiêm trọng kể từ khi đại dịch Ebola bùng phát ở các nước sở tại.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng (Theo RT) ([Tên nguồn])
Dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN