“Mắt thần” giám sát cuốn "sách đá" từ thời Mạc

Sự kiện: 24h vạn dặm

Bia hộp đá dạng khối chữ nhật mang nhiều thông tin, giá trị lịch sử nên được dân làng coi như “báu vật”. Từ khi phát hiện đến nay đã hơn 20 năm, ngoài cử người trông coi, người dân còn làm mọi cách phòng kẻ gian lấy trộm.

Suốt hơn 20 năm qua, người dân thôn Đồi Cốc, xã Dĩ Trạch (TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) nâng niu bảo vệ vẹn nguyên một bảo vật rất giá trị. Họ gọi nôm na là “sách đá”, bởi hai "trang sách đá" úp vào nhau hệt như hai trang sách bằng giấy, hai mặt "sách" đều có chữ khảm vào đá.

Suốt hơn 20 năm qua, người dân thôn Đồi Cốc, xã Dĩ Trạch (TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) nâng niu bảo vệ vẹn nguyên một bảo vật rất giá trị. Họ gọi nôm na là “sách đá”, bởi hai "trang sách đá" úp vào nhau hệt như hai trang sách bằng giấy, hai mặt "sách" đều có chữ khảm vào đá.

“Bảo vật” nằm trong đền thờ Trạng nguyên Giáp Hải cùng thân phụ của ông. Việc trông coi cổ vật do Chi hội Người cao tuổi và đích thân Trưởng thôn Đồi Cốc đảm nhiệm. Ngoài cử người trông coi, người dân còn lắp thêm “mắt thần” giám sát ngày đêm phòng mất trộm

“Bảo vật” nằm trong đền thờ Trạng nguyên Giáp Hải cùng thân phụ của ông. Việc trông coi cổ vật do Chi hội Người cao tuổi và đích thân Trưởng thôn Đồi Cốc đảm nhiệm. Ngoài cử người trông coi, người dân còn lắp thêm “mắt thần” giám sát ngày đêm phòng mất trộm

Bia hộp đá thời Mạc được các nghệ nhân dân gian xưa sử dụng liên hoàn các kỹ thuật thủ công thô sơ, kỹ thuật xẻ đá, mài, chạm khắc chữ và hoa văn không cầu kỳ. Chữ trên bia là kiểu chữ khải, đường nét mảnh, khắc nông. Tuy vậy những họa tiết hoa văn và nghệ thuật khắc chữ đã đạt đến độ tinh xảo thường gặp ở các tác phẩm điêu khắc đá thời Mạc. Bia được khắc vào ngày 26 tháng 12 năm Kỷ Dậu niên hiệu Cảnh Lịch thứ 2 (1549).

Bia hộp đá thời Mạc được các nghệ nhân dân gian xưa sử dụng liên hoàn các kỹ thuật thủ công thô sơ, kỹ thuật xẻ đá, mài, chạm khắc chữ và hoa văn không cầu kỳ. Chữ trên bia là kiểu chữ khải, đường nét mảnh, khắc nông. Tuy vậy những họa tiết hoa văn và nghệ thuật khắc chữ đã đạt đến độ tinh xảo thường gặp ở các tác phẩm điêu khắc đá thời Mạc. Bia được khắc vào ngày 26 tháng 12 năm Kỷ Dậu niên hiệu Cảnh Lịch thứ 2 (1549).

Nội dung văn bia là tư liệu quý về thân thế, sự nghiệp của Trạng nguyên Giáp Hải và Khánh Sơn tiên sinh - thân phụ của Trạng nguyên Giáp Hải. Văn bia còn làm sáng tỏ những huyền thoại ly kỳ liên quan đến thân phận Trạng nguyên dưới triều nhà Mạc.

Nội dung văn bia là tư liệu quý về thân thế, sự nghiệp của Trạng nguyên Giáp Hải và Khánh Sơn tiên sinh - thân phụ của Trạng nguyên Giáp Hải. Văn bia còn làm sáng tỏ những huyền thoại ly kỳ liên quan đến thân phận Trạng nguyên dưới triều nhà Mạc.

Bia có hình chữ nhật gồm hai phần: Phần bia và phần nắp đậy, ôm khít vào nhau. Phần nắp đậy cao 72cm, rộng 49cm, dày 16cm. Lòng nắp và mặt thân bia đều được mài phẳng, nhẵn, khắc văn tự Hán cổ và chữ Nôm.

Bia có hình chữ nhật gồm hai phần: Phần bia và phần nắp đậy, ôm khít vào nhau. Phần nắp đậy cao 72cm, rộng 49cm, dày 16cm. Lòng nắp và mặt thân bia đều được mài phẳng, nhẵn, khắc văn tự Hán cổ và chữ Nôm.

Ba diềm cạnh của bia khắc chìm họa tiết hoa dây cuốn. Diềm trên khắc chữ khổ to, nét kép dòng chữ “Thái Bảo Giáp phủ quân mộ chí”.

Ba diềm cạnh của bia khắc chìm họa tiết hoa dây cuốn. Diềm trên khắc chữ khổ to, nét kép dòng chữ “Thái Bảo Giáp phủ quân mộ chí”.

Là một cổ vật được tạo tác cách đây gần 500 năm, bia hộp đá thời Mạc mang nhiều thông tin có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Ngày 25/12/2017, bia đá hình hộp Đồi Cốc thời Mạc được công nhận là bảo vật quốc gia.

Là một cổ vật được tạo tác cách đây gần 500 năm, bia hộp đá thời Mạc mang nhiều thông tin có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Ngày 25/12/2017, bia đá hình hộp Đồi Cốc thời Mạc được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bia đá hình hộp được bảo quản trong tủ kính cường lực, đai kim loại trang trí, đặt trang trọng giữa đền. Mùng một, ngày rằm hằng tháng, Hội Người cao tuổi thôn và bà con đến thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân.

Bia đá hình hộp được bảo quản trong tủ kính cường lực, đai kim loại trang trí, đặt trang trọng giữa đền. Mùng một, ngày rằm hằng tháng, Hội Người cao tuổi thôn và bà con đến thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân.

Bà Phan Thị Đan (66 tuổi), vợ ông Hà Thanh Duy (Trưởng thôn Đồi Cốc) cho biết, đến nay vừa tròn 22 năm,  nhân dân thôn Cốc phát hiện và giữ gìn bia hộp đá tại đình của thôn và nay là tại đền thờ Trạng nguyên Giáp Hải cùng thân phụ của ông.

Bà Phan Thị Đan (66 tuổi), vợ ông Hà Thanh Duy (Trưởng thôn Đồi Cốc) cho biết, đến nay vừa tròn 22 năm,  nhân dân thôn Cốc phát hiện và giữ gìn bia hộp đá tại đình của thôn và nay là tại đền thờ Trạng nguyên Giáp Hải cùng thân phụ của ông.

“Mắt thần” giám sát cuốn "sách đá" từ thời Mạc - 10

Trao đổi với PV, ông Hà Thanh Duy cho biết: “Người dân nơi đây thường gọi nôm na là cuốn sách đá bởi hai trang sách đá úp vào nhau nhìn như hai trang sách bằng giấy, hai mặt sách đều có chữ khảm vào đá. Sau khi người dân phát hiện bia hộp đá, có rất nhiều người nơi khác đến hỏi mua nhưng nhân dân trong vùng không bán mà bảo nhau gìn giữ cho con cháu sau này”.

Trao đổi với PV, ông Hà Thanh Duy cho biết: “Người dân nơi đây thường gọi nôm na là cuốn sách đá bởi hai trang sách đá úp vào nhau nhìn như hai trang sách bằng giấy, hai mặt sách đều có chữ khảm vào đá. Sau khi người dân phát hiện bia hộp đá, có rất nhiều người nơi khác đến hỏi mua nhưng nhân dân trong vùng không bán mà bảo nhau gìn giữ cho con cháu sau này”.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN