Liên tiếp 13 trận động đất ở Quảng Nam, Kon Tum

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trong hơn một ngày (từ 25/5 đến sáng 26/5), khu vực tỉnh Quảng Nam và Kon Tum ghi nhận 13 trận động đất. Trận mạnh nhất 4.2 độ, gây rung chấn cho bề mặt khu vực gần tâm chấn.

Ngày 25/5, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần ghi nhận 8 trận động đất liên tiếp ở Kon Tum và Quảng Nam, trong đó có 7 trận ở Kon Tum và một trận ở Quảng Nam.

Trận mạnh nhất xảy ra vào 11 giờ 57 phút 18 giây trưa 25/5 ở độ sâu khoảng 8.1km, tâm chấn nằm trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với độ lớn 4.2, gây rung chấn cho khu vực bề mặt. Các trận còn lại có độ lớn từ 2.5-3.3, không gây thiệt hại.

Sáng sớm nay (26/5), thêm 5 trận động đất tiếp tục xảy ra ở hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, trong đó 4 trận liên tiếp xảy ra tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam – nơi từng là điểm nóng động đất kích thích hơn 10 năm qua ở Việt Nam. Một trận xảy ra ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Tâm chấn trận động đất mạnh 4.2 độ trưa 25/5 tại Kon Tum.

Tâm chấn trận động đất mạnh 4.2 độ trưa 25/5 tại Kon Tum.

Các trận động đất sáng nay có độ lớn từ 2.5-3.4, không gây thiệt hại trên bề mặt. Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Các Khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Quảng Nam và Kon Tum là hai điểm nóng động đất kích thích ở Việt Nam. Tại Quảng Nam, động đất kích thích xảy ra từ năm 2012 khi thuỷ điện Sông Tranh 2 tích nước, kéo dài hơn chục năm qua với hàng nghìn trận. Trong đó trận lớn nhất mạnh 4.7 độ, từng gây rung chấn cho một khu vực rộng lớn.

Khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum bắt đầu xảy ra động đất kích thích từ tháng 4/2021, sau khi thuỷ điện Thượng Kon Tum tích nước. Từ một vùng có hoạt động địa chấn tương đối yên tĩnh, khu vực này ghi nhận hàng trăm trận động đất, trong đó trận mạnh nhất 5.0 độ, gây rung chấn cho khu vực Tây Nguyên và Miền Trung.

Theo PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (nay là Viện Các khoa học trái đất), khu vực xảy ra động đất ở Kon Tum và thủy điện Sông Tranh 2 đều nằm trên đứt gãy Rào Quán - A Lưới - một đới đứt gãy mạnh, chạy từ Lào, qua A Lưới (Thừa Thiên - Huế) kéo dài tới Quy Nhơn (Bình Định).

Chuyên gia này nhận định, động đất kích thích sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới ở khu vực này, liên quan chặt chẽ đến quá trình tích nước của hồ chứa thuỷ điện.

Để làm rõ mối quan hệ giữa quá trình tích nước hồ chứa với động đất kích thích, mới đây các nhà khoa học Viện Các Khoa học Trái đất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thành công trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cùng các kỹ thuật thống kê hiện đại để phân tích vùng, nguồn phát sinh và quy luật hoạt động của động đất kích thích khu vực hồ chứa thủy điện Lai Châu.

Kết quả này góp phần quản lý an toàn hồ, tạo tiền đề cho những cảnh báo sớm, vận hành chủ động và hoạch định chính sách khoa học hơn. Các nhà khoa học kiến nghị, mô hình có thể mở rộng ra các khu vực khác đang chịu động đất kích thích ở Việt Nam như Kon Tum và Quảng Nam.

Sáng 23-5, một trận động đất xảy ra tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chỉ vài giờ sau, trận động đất khác xuất hiện tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hoài ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN