Lật thuyền thiên nga hồ Bạch Đằng, bé 7 tuổi tử vong: Ai chịu trách nhiệm?

Sự kiện: Tin ngắn

Dư luận đặt câu hỏi: Ai chịu trách nhiệm vụ lật thuyền thiên nga trên hồ Bạch Đằng (TP Hải Dương) khiến bé gái 7 tuổi tử vong?

Công an thành phố Hải Dương đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân vụ chìm thuyền thiên nga trên hồ Bạch Đằng (phường Quang Trung) khiến một bé gái 7 tuổi tử vong.

Khoảng 10h sáng ngày 16/4, chị Nguyễn Thị H. (trú tại xã Quang Minh, Gia Lộc) cùng con gái là cháu Lê Thị Thanh Tr. (SN 2016) và một người bạn là anh Vũ Trọng Đ. (trú tại huyện Thanh Miện, Hải Dương) đã thuê thuyền thiên nga (do ông Phạm Xuân Đức ở TP Hải Dương quản lý) để dạo chơi trên hồ Bạch Đằng.

Đến 10h30 khi cách bến thuyền khoảng 40m, chiếc thuyền thiên nga bất ngờ bị chìm. Sau đó, chị H cùng anh Đ và cháu Tr được đưa lên bờ. Dù được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình (TP Hải Dương) cấp cứu nhưng cháu Tr không qua khỏi.

Hình ảnh cháu bé khi được đưa vào bờ. 

Hình ảnh cháu bé khi được đưa vào bờ. 

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, đây là vụ tai nạn đáng tiếc trong hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em. Do vụ việc khiến cháu bé tử vong nên cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân thuyền lật do đâu, xác định hoạt động kinh doanh giải trí này có được cấp có thẩm quyền cho phép hay không, những chiếc thuyền này có đảm bảo an toàn, thông số kỹ thuật theo quy định hay không?

Trường hợp kết quả xác minh cho thấy đã có lỗi của đơn vị kinh doanh dịch vụ dẫn đến hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra, cơ quan điều tra có thể khởi tố vụ án hình sự về tội "Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính hoặc quy tắc nghề nghiệp".

Nếu kết quả xác minh của cơ quan điều tra cho thấy đơn vị kinh doanh dịch vụ này được phép kinh doanh, tuân thủ các quy tắc đảm bảo an toàn, sự cố xảy ra là ngoài ý muốn và không có lỗi của tổ chức cá nhân nào, sẽ không khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, đơn vị kinh doanh dịch vụ cũng phải có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ một phần kinh phí đối với gia đình nạn nhân.

Theo luật sư Cường, đơn vị quản lý hồ và UBND phường có trách nhiệm quản lý về hành chính. Cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ các hoạt động dịch vụ ở địa phương này được thực hiện như thế nào, công tác kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của các cơ sở này có được thực hiện thường xuyên, liên tục hay không. Những sai phạm có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro nếu có thì có được phát hiện, chấn chỉnh kịp thời hay không? Đây là những vấn đề quan trọng để xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

 Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm khi vụ tai nạn xảy ra.

 Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm khi vụ tai nạn xảy ra.

Mỗi cơ quan, tổ chức theo phạm vi nhiệm vụ thẩm quyền của mình lại có những chức trách nhiệm vụ khác nhau trong hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề này. Bởi vậy, trong quá trình giải quyết vụ việc, cơ quan chức năng cũng sẽ xem xét đến vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân để xác định làm rõ nguyên nhân sự việc, xác định trách nhiệm pháp lý của các tổ chức cá nhân có liên quan để tăng cường công tác quản lý, tránh những vụ việc tương tự có thể xảy ra.

Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ xem xét vé vui chơi giải trí này có bảo hiểm hay không và trách nhiệm mua bảo hiểm được thực hiện như thế nào để xác định trách nhiệm về phần dân sự đối với vụ việc. "Sau vụ việc trên, thấy công tác quản lý các hoạt động vui chơi giải trí, các trò chơi, đặc biệt là trò chơi mạo hiểm là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho trẻ em, an toàn cho người dân khi tham gia", ông Cường nói.

Nguồn: [Link nguồn]

HN: Du khách vô tư đạp vịt giữa hồ Trúc Bạch, áo phao chỉ để ”làm cảnh”

Trò chơi đạp vịt được nhiều du khách yêu thích khi đến Thủ đô, nhưng nhiều người không mặc áo phao cứu sinh theo quy định, gây nguy hiểm tính mạng cho chính mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Ninh ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN