Kỳ lạ rùa đi tiểu bằng… miệng

Những chú rùa mai mềm ở Trung Quốc có đặc điểm cực kỳ khác biệt: chúng đi tiểu bằng miệng. Theo các nhà khoa học, đặc tính kỳ lạ này có thể đã giúp chúng thích nghi với những môi trường nước mặn.

Loài rùa mai mềm Trung Quốc (tên khoa học là Pelodiscus sinensis) thường sống trong các khu vực đầm lầy nước lợ. Chúng thường dúi đầu xuống vũng nước nhỏ trên cạn dù chúng vẫn phải thở bằng không khí.

Một số loài cá bài tiết urê, thành phần chính trong nước tiểu, qua mang. Các nhà nghiên cứu đoán rằng loài rùa ở Trung Quốc có thể bài tiết urê qua miệng khi chúng nhúng đầu xuống nước, vì chúng có bộ phận trông gần như mang cá ở đầu.

Kỳ lạ rùa đi tiểu bằng… miệng - 1

Rùa mai mềm Trung Quốc đi tiểu qua đường miệng để tránh nuốt nước mặn

Theo bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh học thử nghiệm, các nhà nghiên cứu mua vài con rùa mai mềm từ khu của người Trung Quốc (Chinatown) ở Singapore và đo lượng urê mà chúng bài tiết ra qua nước tiểu bằng cách gắn ống nhựa vào đường bài tiết phía sau của chúng để hứng nước tiểu. Kết quả ngạc nhiên mà các nhà nghiên cứu thu được là lượng urê trong nước thả rùa cao gấp 15 lần nước trong nước tiểu rùa.

Các nhà khoa học sau đó nhốt đám rùa vào hộp khô và tạo một vũng nước nhỏ trong đó. Họ thấy rằng loài bò sát này có thể giữ đầu trong vũng nước trong suốt 100 phút, và bài tiết lượng nước tiểu qua miệng nhiều hơn khoảng 50 lần so với bộ phận bài tiết phía sau. Ngoài ra, khi các nhà nghiên cứu bơm urê vào miệng rùa, họ phát hiện ra lượng nước bọt có trong nước tiểu cao gấp 250 lần trong máu.

Nhóm nghiên cứu đoán rằng rùa mai mềm Trung Quốc bài tiết urê qua miệng chứ không qua thận là do môi trường sống nhiều muối.

Việc đi tiểu đòi hỏi rùa phải uống nước ngọt vào để đẩy urê ra, nhưng uống nước mặn không an toàn. Vì thế, rùa đi tiểu qua đường miệng để tránh nuốt nước mặn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Gia Tùng (Theo Livescience) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN