Kho cổ vật của lão nông Nam Định khiến giới chơi đồ cổ xuýt xoa

Sự kiện: Nam Định

Kho cổ vật quý với hơn 2.000 món đồ từ thời nhà Trần, Lý, Nguyễn của một lão nông ở Nam Định khiến nhiều người kinh ngạc.

Kho cổ vật với hơn 2.000 món đồ trưng bày tại gia đình lão nông Trần Văn Hinh (Chủ tịch Hội cổ vật Thiên Trường) ở TP.Nam Định, tỉnh Nam Định. Trong kho cổ vật của ông Hinh có nhiều món đồ quý từ thời Lý, Trần, Nguyễn.

Kho cổ vật với hơn 2.000 món đồ trưng bày tại gia đình lão nông Trần Văn Hinh (Chủ tịch Hội cổ vật Thiên Trường) ở TP.Nam Định, tỉnh Nam Định. Trong kho cổ vật của ông Hinh có nhiều món đồ quý từ thời Lý, Trần, Nguyễn.

Bức tượng Phật tổ Buddha ông Hinh mua từ Thanh Hóa cách đây hơn chục năm. Bức tượng làm bằng đồng, nặng hơn 1 tạ, chiều cao 1,3m.

Bức tượng Phật tổ Buddha ông Hinh mua từ Thanh Hóa cách đây hơn chục năm. Bức tượng làm bằng đồng, nặng hơn 1 tạ, chiều cao 1,3m.

Cổ vật có tên là "búp sen", được làm bằng gốm. Món đồ này được để trong các cung đình thời nhà Trần.

Cổ vật có tên là "búp sen", được làm bằng gốm. Món đồ này được để trong các cung đình thời nhà Trần.

Lá đề hình rồng có từ thời nhà Trần. Theo ông Hinh, lá đề này được dùng để trang trí trong khu thờ phụng của quan thời xưa.

Lá đề hình rồng có từ thời nhà Trần. Theo ông Hinh, lá đề này được dùng để trang trí trong khu thờ phụng của quan thời xưa.

Trong bộ sưu tập lá đề của ông Hinh, còn có lá đề hình phượng (ngói lợp ở các đình chùa) có từ thời nhà Lý. Ông Hinh cho hay, ở mỗi triều đại, người thợ thủ công lại có cách thể hiện lá đề khác nhau trên các sản phẩm. Các lá đề hầu như được “thiết kế” với những màu sắc trang trí như vàng, lục hoặc nâu. Khác với nhiều họa tiết trang trí khác, họa tiết lá đề lại thể hiện sự vương giả, quyền uy.

Trong bộ sưu tập lá đề của ông Hinh, còn có lá đề hình phượng (ngói lợp ở các đình chùa) có từ thời nhà Lý. Ông Hinh cho hay, ở mỗi triều đại, người thợ thủ công lại có cách thể hiện lá đề khác nhau trên các sản phẩm. Các lá đề hầu như được “thiết kế” với những màu sắc trang trí như vàng, lục hoặc nâu. Khác với nhiều họa tiết trang trí khác, họa tiết lá đề lại thể hiện sự vương giả, quyền uy.

Bộ vòng, đồ trang sức bằng đá quý có từ thời nhà Hán.

Bộ vòng, đồ trang sức bằng đá quý có từ thời nhà Hán.

Tượng đầu người thân chim làm bằng đá sa thạch hơn 1.000 năm tuổi.

Tượng đầu người thân chim làm bằng đá sa thạch hơn 1.000 năm tuổi.

Một chiếc lá đề hình rồng dùng để trang trí trong các ngôi chùa thời xưa.

Một chiếc lá đề hình rồng dùng để trang trí trong các ngôi chùa thời xưa.

Đầu rồng làm bằng đất nung từ thời nhà Trần. Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho hay, ông đã đến nhà ông Hinh nhiều lần và thấy rằng có rất nhiều các cổ vật quý từ thời văn hóa Đông Sơn, đến thời Lý, Trần, Nguyễn.

Đầu rồng làm bằng đất nung từ thời nhà Trần. Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho hay, ông đã đến nhà ông Hinh nhiều lần và thấy rằng có rất nhiều các cổ vật quý từ thời văn hóa Đông Sơn, đến thời Lý, Trần, Nguyễn.

Đặc biệt, trong bộ sưu tập đồ cổ của ông Hinh có bộ long sàng (giường vua nằm) từ thời nhà Thanh, được giới chơi đồ cổ đánh giá là "độc nhất vô nhị". Long sàng này dài 3,43m, rộng 2,56m, cao 2,68m.

Đặc biệt, trong bộ sưu tập đồ cổ của ông Hinh có bộ long sàng (giường vua nằm) từ thời nhà Thanh, được giới chơi đồ cổ đánh giá là "độc nhất vô nhị". Long sàng này dài 3,43m, rộng 2,56m, cao 2,68m.

Một chiếc đĩa men tráng màu xanh từ thời nhà Nguyễn. “Nhiều người dân, dân chơi đồ cổ đến nhà tôi đều tỏ vẻ kinh ngạc, xuýt xoa trước kho đồ cổ đồ sộ này”, ông Hinh chia sẻ.

Một chiếc đĩa men tráng màu xanh từ thời nhà Nguyễn. “Nhiều người dân, dân chơi đồ cổ đến nhà tôi đều tỏ vẻ kinh ngạc, xuýt xoa trước kho đồ cổ đồ sộ này”, ông Hinh chia sẻ.

Ngoài kho cổ vật của ông Hinh, tại Nam Định còn có một số người sưu tập cổ vật khác. Trong ảnh: Bộ sưu tập đĩa từ thời nhà Nguyễn của nhà sưu tập đồ cổ Hoàng Thọ Diệu ở TP. Nam Định.

Ngoài kho cổ vật của ông Hinh, tại Nam Định còn có một số người sưu tập cổ vật khác. Trong ảnh: Bộ sưu tập đĩa từ thời nhà Nguyễn của nhà sưu tập đồ cổ Hoàng Thọ Diệu ở TP. Nam Định.

Chiếc long đỉnh dùng để đốt hương trầm có từ thời nhà Nguyễn. Món đồ cổ này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Tính ở TP. Nam Định.

Chiếc long đỉnh dùng để đốt hương trầm có từ thời nhà Nguyễn. Món đồ cổ này thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Tính ở TP. Nam Định.

________________

Đón đọc kỳ tiếp theo: Lão nông Nam Định kể lại hành trình “săn lùng” hàng nghìn cổ vật vào 10 ngày 28/1/2020 trên mục Tin tức trong ngày.

Nguồn: [Link nguồn]

Tận thấy cặp kiếm vàng bảo vật của vua Khải Định

Hai cây kiếm của vua Khải Định có chuôi vàng nạm đá quý, vỏ đồi mồi bọc vàng, chạm khắc tinh xảo đang được lưu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Nam Định Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN