Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn

Sự kiện: Thời sự

Ngã tư Bảy Hiền (Q.Tân Bình - HCM) có một làng nghề dệt vải cổ nhất Sài Gòn.

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - 1

Những cỗ máy dệt bằng khung gỗ Nghè Diễn vẫn được những một số gia đình sử dụng 

Với người dân Sài Gòn, khi nhắc đến ngã tư bảy Hiền là người ta nhớ tới là làng nghề dệt vải giữa phố này. Hơn nửa thập kỷ phát triển, làng dệt nay chỉ có vài chục hộ gia đình còn làm với nghề.

Gia đình ông Trương Tôn ( 87 tuổi –ngụ tại phường 11, Q. Tân Bình) có lẽ gia đình làm nghề dệt vài lâu nhất ở đây. Theo ông Tôn: “Kỹ nghệ dệt vải của làng này có từ trước những năm 1975, cụ tổ nghề là ông Nghè Diễn (hay gọi là ông Cửu Diễn) người Duy Xuyên, Quảng Nam mang nghề tổ dệt này vào Sài Gòn. Thấy một số gia đình ăn nên làm ra từ nghề dệt, nhiều người ngoài làng kéo nhau vào, hình thành một làng xứ Quảng Thu nhỏ tại đây”.

Thời điểm hưng thịnh nhất của làng dệt vải Bảy Hiền những năm cuối thập niên 80 với gần 2000 hộ dân làm nghề, mỗi năm cho ra hằng trăm tấn vải, cung cấp cho toàn miền Nam lúc bấy giờ. Và vải dệt Bảy Hiền trở thành thương hiệu từ đó.

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - 2

Máy trút sợi sang con thoi

Lúc đầu, làng dệt vải chủ yếu sử dụng máy khung gỗ mà cụ tổ nghề Nghè Diễn đã sáng tạo ra trong quá trình cải tiến của máy dệt vải của Tây (Pháp) và người Trung Quốc.

Những năm 2000, vải từ Trung Quốc sang ồ ạt tràn vào thị trường TP.Hồ Chí Minh. Vải Trung Quốc có nhiều mẫu mã đẹp mà giá thành lại rẻ nên hàng vải của làng dệt Bảy Hiền không cạnh trạnh nổi. Để giành lại thị phần cung cấp vải, nhiều hộ gia đình đã chi tiền đầu tư máy kiếm, máy kim hơi từ Trung Quốc, Tây Âu để tăng năng xuất lao động đồng thời tăng số lượng vải. Nhưng số lượng vải làm ra lớn lại tiêu thụ kém dẫn đến tồn kho, thua lỗ.

Anh Trương Mậu Long (41 tuổi) cho biết : “ Trong làng còn 6 hộ dùng máy khung gỗ như cơ sở Trương Tôn, Cô Quê, Huynh Giai, Minh Hiển,… còn đa phần các hộ gia đình thì đã đầu tư máy kim, máy kiếm của Trung Quốc để sản xuất. Nhưng hàng hóa làm ra tồn kho nhiều, nên nhiều nhà đi đến vỡ nợ. Gia đình tôi chỉ sử dụng máy khung gỗ Nghè Diễn mà không dám đầu tư”.

Làng dệt Bảy Hiền ngày càng đi vào ngõ cụt, đa phần hộ dân đành chuyển sang kiếm sống bằng nghề khác. Những thương hiệu vải nức tiếng một thời như Phúc Trang, Trương Tôn, Huỳnh Giai …dần đi vào dĩ vãng. Những con đường sầm uất nơi đóng đô của cơ sở dệt như Võ Thành Trang, Nguyễn Bá Tòng, Tái Thiết đã lặng tiếng thoi đưa. Chỉ còn vài chục hộ dân còn vướng vấn với nghề dệt này .

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - 3

Sau quá trình cải tiến, máy dệt khung gỗ được cải tiến lên tới 20 thước (2 mét)

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - 4

Dù đã 87 tuổi, Cụ Trương Tôn vẫn hàng ngày miệt mài điều khiển máy dệt khung gỗ truyền thống. Đây là 1 trong những gia đình còn giữ lại kiểu máy dệt khung gỗ Nghè Diễn

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - 5

Nghề dệt chứng minh cho sự chịu thương chịu khó của người xứ Quảng. Trong ảnh: Để chuẩn bị cho việc dệt vải, Bà Hoa ngồi hơn 3 giờ liền để nối hơn 8000 mối sợi tơ với nhau, khổ dài 2 mét.

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - 6

Tra con thoi vào khuông thoi

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - 7

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - 8

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - 9

Khám phá làng dệt vải cổ nhất Sài Gòn - 10

Những động cơ của máy dệt bằng khung gỗ hao mòn, gỉ sét qua gần nửa thế kỷ hoạt động

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sỹ Đồng (Infonet)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN