Khám phá chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh về nước

Chuyên cơ Gulfstream III vừa chở ông Nguyễn Bá Thanh từ Mỹ về Việt Nam có nhiều trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

Gulfstream III được Gulfstream Aerospace Corp sản xuất và có nhiều phiên bản tùy biến khác nhau. Đối với các phiên bản thương mại như máy bay cứu thương chở ông Nguyễn Bá Thanh thì nó có thể chở tối đa 12 người (gồm 9 hành khách và 3 phi hành đoàn). Phiên bản C-20B tương tự cũng đang được sử dụng trong không quân, phục vụ cho quân chức chính phủ cấp cao và các lãnh đạo quân sự.

Khám phá chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh về nước - 1

Máy bay cứu thương Gulfstream III chở ông Thanh về nước. (Ảnh: Air Team Images) 

Trọng lượng tối đa của G-III khi nạp đầy nhiên liệu, đầy đủ hành khách và hàng hóa là 69.700 lbs (hơn 31,5 tấn). Còn ở trạng thái trống, máy bay nặng khoảng 38.000 lbs (hơn 17,2 tấn). Thân máy bay dài 83 feet (khoảng 25,3m), có sải cánh dài hơn 77 feet (khoảng 23,5m) và cao hơn 24 feet (khoảng 7,3 m).

Bình thường, máy bay có tốc độ 527 mph (hơn 848 km/h), và tốc độ tối đa có thể đạt tới là 576 mph (tương đương 927 km/h), độ cao hoạt động tối đa là 45.000 feet (hơn 13,7km). Trong trường hợp Gulfstream-III chở đầy đủ hành khách và trang thiết bị thì quãng đường mà nó di chuyển liên tục được vào khoảng 3.400 hải lý.

Máy bay được trang bị hai động cơ phản lực Rolls-Royce Spey F113-RR-100, mỗi động cơ có lực đẩy 11.400 lbs (tương đương 5.170kg). Đặc biệt, cửa máy bay còn được thiết kế khá rộng (1,6 x 2,07m) để dễ dàng di chuyển giường cứu thương và người bệnh.

Hệ thống thiết bị đo đạc tích hợp trên G-III cho phép thiết lập cấu hình tự động để hỗ trợ kỹ thuật và giảm bớt các thao tác cho phi công. Nó bao gồm các hệ thống chính và dự phòng để đảm bảo độ tin cậy. Sản phẩm cũng được thiết kế để cho phép dễ dàng nâng cấp, bổ sung các hệ thống mở rộng và để hoạt động ở cả hai chế độ tự động hoặc bằng tay.

Hệ thống DCAPS tùy chỉnh cài đặt trên G-III được phát triển để cho phép xử lý, phân phối, hiển thị và lưu trữ dữ liệu chuyến bay máy bay và số liệu thực nghiệm theo thời gian thực. Ngoài ra, nó còn có một bộ sưu tập video và hệ thống phân phối, hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh, bao gồm cả khả năng bay trong không trung với kết nối internet, điện thoại vệ tinh, một hệ thống điện 120A.

Hiện máy bay phản lực Grumman Gulfstream III (G-III) cũng được sửa đổi và trang bị các dụng cụ của Trung tâm nghiên cứu Dryden Flight của NASA, để phục vụ việc thí nghiệm trên máy bay, như thí nghiệm bay siêu âm. Dòng C-20A tùy biến đã được sử dụng cho lực lượng không quân Mỹ trong năm 2003.

Khám phá chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh về nước - 2

Cửa máy bay rộng để dễ dàng di chuyển người bệnh.

Khám phá chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh về nước - 3

Giường bệnh được thiết kế ngay đối diện cửa máy bay.

Khám phá chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh về nước - 4

Toàn bộ hệ thống ghế và giường bệnh.

Khám phá chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh về nước - 5

Bàn làm việc, hội họp dành cho 4 người.

Khám phá chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh về nước - 6

Một góc khu vực vệ sinh.

Khám phá chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh về nước - 7

Hệ thống điện.

Khám phá chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh về nước - 8

 Cận cảnh giường bệnh.

Khám phá chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh về nước - 9

Cầu thang di chuyển lên, xuống máy bay.

Video: Khám phá nội thất và xem Gulfstream III cất cánh (Nguồn: Phoenix Air)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (NASA / Dân Việt)
Ông Nguyễn Bá Thanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN