Khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV

9 giờ sáng nay 21-5, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.

Sáng 21-5, trước phiên khai mạc, các vị đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị để thảo luận, đóng góp ý kiến đối với dự kiến chương trình kỳ họp; biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.

Khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV - 1

Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khai mạc ngày 21/5, dự kiến bế mạc vào 14-6-2018.

Tiếp đó, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc (Phiên khai mạc được phát thanh và truyền hình trực tiếp); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có bài phát biểu quan trọng khai mạc kỳ họp.

Sau phát biểu khai mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội; theo chương trình kỳ họp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018. Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2018…

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV là kỳ họp giữa năm 2018, năm bản lề của nhiệm kỳ 2016-2021. Theo thông lệ, tại kỳ họp giữa năm, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác lập pháp. Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ dành thời gian để thực hiện hoạt động giám sát tối cao và xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội cùng một số vấn đề quan trọng khác.

Theo chương trình, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày và họp phiên bế mạc vào ngày 15-6. Trong đó, thời gian dành cho công tác xây dựng pháp luật là 12 ngày, chiếm tỷ lệ 60% tổng thời gian của kỳ họp. Thời gian dành cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là 3 ngày; giám sát chuyên đề và các vấn đề quan trọng khác là 3,5 ngày;…

Về công tác lập pháp, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 1 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án Luật khác.

Bế mạc Hội nghị Trung ương 7: Kiểm soát quyền lực, chống chạy chức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh điểm nhấn của nghị quyết lần này là trung ương yêu cầu phải có phương pháp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo B.T.N (Người lao động)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN