Hôm nay, Quốc hội thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm 44 người

Sự kiện: Thời sự

Chiều nay 24-10, Quốc hội sẽ nghe tờ trình, sau đó biểu quyết thông qua danh sách người được lấy phiếu tín nhiệm và thảo luận tại đoàn các vấn đề liên quan

Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, từ 16 giờ chiều nay 24-10, Quốc hội sẽ thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Các đại biểu tham dự kỳ họp Quốc hội. Ảnh: Ngọc Thắng

Các đại biểu tham dự kỳ họp Quốc hội. Ảnh: Ngọc Thắng

Theo dự kiến chương trình kỳ họp, chiều nay, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh sẽ trình bày Tờ trình về dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm bằng hệ thống biểu quyết điện tử. Quốc hội sẽ thảo luận ở Đoàn về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm.

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên, Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho biết tổng số các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn theo quy định sẽ là 49 người. Tuy nhiên, đến nay qua rà soát các chức danh và điều kiện tiêu chuẩn cụ thể, sẽ có 44 người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6.

Hiện qua 2 kênh là các đại biểu Quốc hội và từ Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, chưa nhận được phản ánh nào liên quan đến nội dung các báo cáo của những người dự kiến được lấy phiếu tín nhiệm. Ban Công tác đại biểu sẽ tiếp tục theo dõi, nếu có ý kiến sẽ tổng hợp báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội theo đúng quy định.

Sau khi có kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội sẽ công khai để cử tri, nhân dân được biết và giám sát.

5 trường hợp sẽ không phải lấy phiếu tín nhiệm lần này do mới được Quốc hội bầu, phê chuẩn trong năm 2023, gồm: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh.

Theo quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức. Trường hợp không xin từ chức thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 hoặc kỳ họp gần nhất. Trường hợp một người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện một lần đối với các chức vụ đó.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" trở lên thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm.

Nguồn: [Link nguồn]

Hơn 560 ngàn tỉ đồng để cải cách tiền lương có nguồn từ đâu?

Hơn 560 ngàn tỉ đồng sẽ bảo đảm đủ để thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1-7-2024

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo B.H.Thanh - Văn Duẩn. Ảnh: Ngọc Thắng ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN