Hạ cấp hàm rồi cho xuất ngũ cựu đại úy Lê Thị Hiền là "rất nhân văn"

Trao đổi với PV, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đánh giá, việc hạ quân hàm trước khi cho xuất ngũ với cựu đại úy Lê Thị Hiền vừa thể hiện sự nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn trong xử lý kỷ luật.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi

Lý giải về việc hạ cấp hàm cựu đại úy Lê Thị Hiền xuống trung úy trước khi cho ra khỏi ngành, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi đánh giá, “đây là một hình thức kỷ luật kép”. Bởi theo ông, lực lượng công an khác với công chức, viên chức bình thường vì liên quan đến quân hàm, quân hiệu và liên quan đến tiền lương.

“Việc hạ quân hàm như vậy vì mức kỷ luật bà Lê Thị Hiền như vậy. Nhưng khi xét tính chất, mức độ vụ việc, nhận thấy bà Hiền không đủ tư cách trong ngành công an, nên bà Hiền bị cho ra khỏi ngành”, ông Lợi nói. 

Theo ông, việc cho ra khỏi ngành rơi vào trường hợp đủ tuổi về hưu, và bị kỷ luật, nhưng trường hợp bà Hiền chắc chưa đủ tuổi về hưu thì phải về phục viên và hưởng lương một lần.

“Khi hạ cấp hàm như vậy, đương nhiên việc hưởng lương một lần không còn ở mức Đại úy nữa, mà chỉ được hưởng ở mức trung úy. Gọi nôm na là bà Hiền được nhận “một cục” luôn từ bảo hiểm trước khi ra khỏi ngành”, ông Lợi cho hay.

Tuy nhiên, theo phó chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi, việc bà Hiền được hạ cấp hàm trước khi ra khỏi ngành như vậy "vẫn còn may", nếu không hạ cấp hàm mà cho ra khỏi ngành thì bà Hiền "mất hết". Ông cũng đánh giá, hình thức khai trừ đảng, hạ quân hàm và cho bà Hiền xuất ngũ như vậy là xử lý nghiêm minh và cũng thể hiện tính nhân văn.

“Tôi thấy trường hợp này công an rất kiên quyết, cũng rất nhân văn. Tôi hạ cấp hàm của anh xuống trung úy, nhưng cũng cho anh thôi việc. Tức là bao nhiêu năm công tác, anh vẫn được hưởng bấy nhiêu tháng lương bằng lương quân hàm trung úy. Như vậy còn tốt hơn việc cho anh thôi việc mà không còn cái gì, vì tội này (của bà Hiền) rất nặng, đến mức khai trừ đảng. Chỉ riêng hành động này với cán bộ công chức thông thường đã phải xử lý nặng rồi, huống hồ đây lại là lực lượng công an nhân dân”, ông Lợi cho hay.

Trong trường hợp cựu đại úy Hiền không làm đơn xin ra khỏi ngành thì đương nhiên sẽ không có chế độ phục viên. Còn nếu làm đơn, bà Hiền sẽ được hưởng chế độ lương một lần, giống như hình thức “bảo hiểm thất nghiệp”. Trường hợp không lấy một lần, mà bảo lưu chế độ bảo hiểm xã hội thì có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Cựu đại úy Lê Thị Hiền

Cựu đại úy Lê Thị Hiền

Trước đó, sáng ngày 18/11, Trung tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an TP Hà Nội ký Quyết định kỷ luật giáng cấp đại úy đối với bà Lê Thị Hiền xuống trung úy; Công an TP Hà Nội cũng quyết định xuất ngũ đối với bà Hiền. Trước khi bị giáng cấp và xuất ngũ, bà Lê Thị Hiền đã bị Công an quận Đống Đa kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng.

Các quyết định trên liên quan đến việc bà Lê Thị Hiền đã có hành vi chửi bới thậm tệ nhân viên hàng không tại quầy làm thủ tục hành lý và chống đối lực lượng an ninh hàng không tại Sân bay Tân Sơn Nhất.

Sáng 24/8, Cục Hàng không Việt Nam đã ra quyết định cấm bay 12 tháng đối với nữ hành khách Lê Thị Hiền vì đã lăng mạ, mạt sát nhân viên hàng không.

Nguồn: [Link nguồn]

Chính thức loại khỏi ngành nữ Đại úy Lê Thị Hiền gây náo loạn tại sân bay

Sáng nay 18/11, bên hành lang Quốc hội, lãnh đạo Công an Hà Nội cho biết, đã ký quyết định cho ra khỏi ngành đối với Đại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Luân Dũng ([Tên nguồn])
Nữ công an làm náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN