Dự án cải tạo sông Tô Lịch có phải để “làm màu”?

Một lần nữa, việc cải tạo sông Tô Lịch lại được xới lên nhưng nhiều người nghi ngờ về tính khả thi và mục đích của dự án.

Sông Tô Lịch được đề xuất cải tạo trở thành “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản

Sông Tô Lịch được đề xuất cải tạo trở thành “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản

Vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi công văn tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội đề xuất giải pháp cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.

Giải pháp được JVE nhắc tới là kè dọc hai bên bờ sông, sử dụng công nghệ Nano - Bioreactor giải quyết toàn bộ các vấn đề như nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy; làm sạch nước đã bị ô nhiễm trong lòng sông, đặc biệt là xây dựng hệ thống thoát lũ chống ngập đặt ngầm sâu dưới lòng sông.

(Một phần giải pháp xử lý mùi hôi thối này từng được thí điểm cách đây 1 năm và kết quả bị đổ sông đổ biển sau hai lần tháo nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch để tránh ngập).

Đề án của JVE lập tức nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận cũng như nhiều chuyên gia trong lĩnh vực môi trường.

Có ý kiến cho rằng, chỉ dùng công nghệ Nano là không khả thi bởi ô nhiễm sông Tô Lịch bắt nguồn từ nhiều lý do. Nguy hại nhất là việc 150.000 m3 nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp về đây không qua xử lý.

Để biến sông Tô Lịch thành dòng sông du lịch cần một giải pháp tổng thể dài hơi hơn. Nhiều người nghi ngờ đơn vị đề xuất không đủ tầm để thực hiện dự án này.

Thậm chí có tờ báo đã xác minh nguồn vốn, vốn điều lệ, cổ đông của JVE để đặt trong tương quan với một dự án lớn như vậy.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại tin tưởng vào đề án cải tạo sông Tô Lịch thành công viên sẽ thành công nếu lãnh đạo Hà Nội có quyết tâm xử lý tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng kéo dài hàng chục năm tại đây. Đồng thời biến sông Tô Lịch thành điểm nhấn du lịch, tạo nguồn thu cho thành phố.

Dự án có làm màu hay không, không quan trọng, quan trọng là nó chỉ ra một vấn đề thực sự cần giải quyết của thành phố. Dư luận quan tâm ủng hộ, điều duy nhất có thể biến mục tiêu thành hiện thực phải chờ ở quyết tâm, ý chí của những người lãnh đạo thành phố.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia nói gì về đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh?

Đề xuất cải tạo con sông Tô Lịch đen ngòm thành công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Văn Tuấn ([Tên nguồn])
Xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN